Công bố thông tin quy hoạch tỉnh Thanh Hóa Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Đăng lúc: 03/05/2025 (GMT+7)
100%

Công bố thông tin quy hoạch tỉnh Thanh Hóa Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 153/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11năm 2019;

Căn cứ Luật Quyhoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số37/2019/NĐ-CPngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số11/NQ-CPngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp đểnâng cao chấtlượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số1629/QĐ-TTgngày 14 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lậpQuy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 03/TTr-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Báo cáo thẩm định số3796/BC-HĐTĐ ngày 09 tháng 6 năm 2022 và kết quả rà soát hồ sơ Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa tại văn bản số 7238/CV-HĐTĐngày11 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số421/BKHĐT-QLQH ngày 14 tháng 01 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Phạm vi ranh giới Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tnh Thanh Hóa và không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số40/2016/NĐ-CPngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH

1. Quan điểm phát triển

a) Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải phù hợp với các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.

b) Phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi, giữa thành thị với nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bn vững, giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, trongđó phát triển theo chiều sâu làchủ đạo; đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triểnở phía Bắc của Tổ quốc.

c) Tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện chuyển đổi số, lấy chính quyền số làm động lực để phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo đột phátrong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bố trí không gian phát triển các ngành, lĩnh vực bảo đảm hài hòa, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển, chú trọng đến phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phù hợp với khả năng đáp ứng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

d) Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất cho Nhân dân; bảo đảm sự hài hòa về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong suốt quá trình phát triển. Bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn quá trìnhđô thị hóa với xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên.

đ) Kết hợp chặt chẽgiữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh; trongđóđảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ chiến lược, trọng yếu, phát triển kinh tế là trọng tâm. Chủ động nắm chắc tình hình, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, đặc biệt chú trọng ở các địa bàn chiến lược, khu vực biên giới, hải đảo. Mở rộng các quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế đểtạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới. có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ởphía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trởthành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủysản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

+ Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên.

+ Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn.

+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên.

+ Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

+ Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/năm.

+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.

- Về xã hội:

+ Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm duy trì ở mức 0,5 - 0,75%.

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2025 chiếm dưới 30%; năm 2030 chiếm dưới 20%.

+ Số bác sỹ/1 vạn dân năm 2025 đạt 13 bác sỹ; năm 2030 đạt 15 bác sỹ. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2025 đạt trên 92%; năm 2030 đạt trên 95%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 75%; năm 2030 đạt 80%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trởlên.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025 đạt 54%, năm 2030 đạt 54,5%.

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 98,5%; năm 2030 đạt 99,5%.

+ Phấn đấu tỷ lệchất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2030 tại khu vực nông thôn đạt 90%, khu vực thành thị đạt 98%.

- Về quốc phòng an ninh: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn về an ninh xã hội hằng năm đạt 70% trở lên. Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủquyền biên giới, ổn định chính trị và trật tự xã hội.

3. Các đột phá phát triển

a) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải cách hành chính, cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch và công bằng cho phát triển; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực, trách nhiệm, uy tín, tận tụy gắn với xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.

b) Huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, lan tỏa, các dự án hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh đồng bộ với hạ tầng dữ liệu Quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

c) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.

4. Tầm nhìn đến năm 2045

Đến năm 2045, Thanh Hóa trởthành tỉnh giàuđẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Phát triển tỉnh Thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế trí thức, sáng tạo với nguồn nhân lực chất lượng cao; ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; hạ tầng các ngành dịch vụ hiện đại, kết nối đồng bộ với hạ tầng quốc gia và các nước trong khu vực; ngành nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản phẩm an toàn; hệ thng kết cấu hạ tầng thông minh tương thích công dân thông minh.

III. PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh (trụ cột phát triển)

a) Công nghiệp chế biến, chếtạo: Phát triển ThanhHóa trởthành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo, làm nền tảng chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị và có năng suất cao; định hướng một số ngành công nghiệp chủyếu như sau:

- Công nghiệp hóa dầu, hóa chất và chế biến sản phẩm từ hóa dầu: Tạo điều kiện thuận lợi nhất để Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát huy tối đa công sut và mở rộng, nâng công suất; đẩy nhanh tiến độ để dự án Tổ hợp hóa chất Đức Giang, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radialđi vào vận hành và tiếp tục đầu tư mở rộng; đẩy mạnh thu hút các dự án sau lọc hóa dầu.

- Công nghiệp sản xuất, cung ứng điện: Duy trì ổn định hoạt động của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện hiện có; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện mặt trời; thu hút phát triển các nhà máyđiện khí LNG, hình thành Trung tâm điện khí LNG tại khu kinh tếNghi Sơn.

- Công nghiệp cơ khí,điện tử và sản xuất kim loại: Khuyến khích đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng máy công nghiệp, điện tử- viễn thông. Duy trì hoạt động ổn định Nhà máy Thép Nghi Sơn giai đoạn 1, giai đoạn 2 và đẩy nhanh tiến độ triển khai giai đoạn 3 của dự án.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Tạo điều kiện cho Nhà máy xi măng Đại Dương đưa vào hoạt động dây chuyền 1, 2; triển khai dây chuyền 3, 4. Nhà máy xi măng Long Sơnhoàn thành dây chuyền 3 và 4.

- Công nghiệp dệt may, giầy da: Phát triển Thanh Hóa trở thành khu vực phát triển ngành dệt may, da giầy lớn nhấtvùng Bắc Trung Bộ. Giai đoạn 2021 - 2025 thu hút một số dự án đầu tư dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, giầy da có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, có công nghệ xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn. Giai đoạn 2026 - 2030, hạn chế và dừng thu hút đầu tư mới các dự án may mặc, giầy da khu vực đồng bằng và ven biển; khuyến khích doanh nghiệp may mặc, giầy da đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, quy trình quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và giátrị sản phẩm.

b) Nông nghiệp: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào các hoạt động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động. Định hướngphát triển một số ngành nông nghiệpchủ yếu như sau:

- Trồng trọt: Đẩy mạnh tích tụ tập trung đất đai, sản xuất quy mô lớn; sản xuất hàng hóa chuyên canh, công nghệ cao gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp tập trung, công nghệ cao theo chuỗi giá trị; liên kết chặt chẽ với chế biến thực phẩm công nghệ cao. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững.

- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, phát triển cây dược liệu, cây dưới tán rừng.

- Thủy sản: Phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ; bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Du lịch: Đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm lớn về du lịch của cả nước với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Tập trung phát triển du lịch trên ba loại hình du lịch chính, đó là:

- Du lịch biển: Tập trung tại các huyện ven biển, trọng tâm là đô thị du lịch biển Sầm Sơn, khu du lịch Hải Tiến,Hoằng Trường (Hoằng Hóa), khu du lịch Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn) và khu vực ven biển huyện Quảng Xương. Phát triển các sản phẩm du lịch khám phá biển đảo tại khu vực đảo Hòn Nẹ và Hòn Mê; du lịch khám phá đáy biển và các loại hình dịch vụ du lịch kết hợpkhác như nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo...

- Du lịch sinh thái cộng đồng: Tập trung tại các khu vực được phép phát triển du lịch thuộc vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng lân cận; trọng tâm là Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Suối cá Cẩm Lương, khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ và các điểm du lịch sinh thái tại các huyện miền núi...

- Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử: Tập trung phát triển du lịch tại các di tích văn hóa, lịch sử kết hợp với các danh lam, thắng cảnh của tỉnh như: Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ; các khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Lê Hoàn, Bà Triệu, Hang Con Moong, Sầm Sơn, đền Am Tiên - núi Nưa, Phủ Na, Cửa Đặt và các lễ hội văn hóa được xếp loại, công nhận trên địa bàn tỉnh.

2. Phương án phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a) Ngành dịch vụ: Phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ; các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, cógiá trị gia tăng lớn. Xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại khu kinh tế Nghi Sơn. Gắn phát triển du lịch với bảotồn và phát huy các giá trị văn hóa, dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Phát triển các ngành dịch vụ vận tải kho bãi, thương mại, giáo dục đào tạo, thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản, chuyển giao khoa học, công nghệ, tạo động lực thúc đẩytăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh.

b) Khoa học và công nghệ: Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ, khoa học, kỹ thuật, các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, nhất là nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao.

c) Giáo dục và đào tạo: Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền; giữ vững và phát huy thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm dẫn đầu cả nước; phát triển hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hoá các mô hình đào tạo, chương trình giáo dục, phương thức học tập, ứng dụng mạnhmẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc dạy và học. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu, trình độ. Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầmnon vàphổ thông; tăng cường đầu tư đảm bảo đủ trường, lớp và trang thiết bị dạy học theo yêu cầu.

Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên theo hướng giáo dục mở; mở rộng hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập; phát triển một số trường cao đẳng nghề đào tạo các nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc gia và khu vực ASEAN. Phối hợp với các trường đại học lớn trong khu vực để thành lập phân hiệu tại Thanh Hóa.

d) Y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Phát triển hệ thống y tế hiện đại và bền vững; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; thúc đẩy phát triển các kỹ thuật cao, chuyên sâu; phát triển nhanh các dịch vụ y tế chất lượng cao, xã hội hóa một số bệnh viện dịch vụ chất lượng cao, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ.

đ) Văn hóa, thể thao: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; tăng cường liên kết, hợp tác, giao lưu phát triển giữa các vùng, miền; phát triển văn hóa bền vững, hài hòa với phát triển về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường. Phát triển toàn diện thể dục, thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp; nâng cao sức khỏe, tuổithọ, phòng tránh bệnh tật cho Nhân dân và phát triển thể lực, tầm vóc của thanh thiếu niên; tập trung đầu tư phát triển đột phá một số môn thể thao trọng điểm, phấn đấu giữ vững vị trí tốp đầu vềthể dục, thể thao của cả nước.

e) Lao động, việc làm và an sinh xã hội: Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởngdịch vụ trợ giúpxã hội. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm sóc người có công; hỗ trợ những người yếu thế vươn lên hòa nhập cộng đồng. Xã hội hóa đầu tư, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân phát triển mạng lưới và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tập trung thực hiện đồngbộ,có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

g) Quốc phòng an ninh: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, chủ động phòng ngừa và đấu tranh với các thế lực thù địch và các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3. Phương án phát triển mạng lưới giao thông

a) Phương án phát triển hạ tầng giao thông quốc gia

- Đường bộ cao tốc, quốc lộ, đường ven biển, đường sắt, đường thủy: Thực hiện theo Quy hoạch quốc gia.

- Cảng hàng không: Thực hiện theo Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Phương án phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh

- Đường bộ:

+ Quy hoạch điều chỉnh 63 tuyến đường tỉnh hiện tại với tổng chiều dài 1.499,67 km, gồm: Nâng 02 tuyến và 01 đoạn tuyến với chiều dài khoảng 100 km lên quốc lộ; chuyển 03 tuyến sang đường đô thị, chiều dài 20,5 km.

+ Nâng cấp 99 tuyến đường huyện, đường đô thị lên đường tỉnh và điều chuyển 02 tuyến từ quốc lộ thành đường địa phương với tổng chiều dài khoảng 2.044,35 km.

- Tuyến thủy nội địa: Đến năm 2030 đưa vào quản lý khai thác 818,5 km đường thủy nội địa; trong đó 249,5 km đường thủy nội địa do Trung ương quảnlý, 569 km đường thủy nội địa do địa phương quản lý.

- Cảng thủy nội địa: Quy hoạch 7 càng gồm 01 cảng khách Hàm Rồng và 06 càng tổng hợp hàng hóa: Hoằng Lý, Đò Lèn, Hải Châu, Bình Minh (Lạch Bạng), Lạch Trường, Mộng Giường.

- Hệ thống bến thủy nội địa: Quy hoạch 80 bến thủy nội địa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đi lại, vận chuyểnhàng hóa.

(Chi tiết tại Phụ lục I, II, III kèm theo).

- Cảng cạn và trung tâm logistics: Xây dựng Trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại khu kinh tế Nghi Sơn; trung tâm logistics cấp tỉnh tại khu vực phía Tây thành phố Thanh Hoá với quy mô tối thiểu khoảng 10 ha và trung tâm logistics tại khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với quy mô tối thiểu khoảng 20 ha.

4. Phương án phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện

Phát triển nguồn điện gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia. Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, cảitạo các trạm biến áp vàđường dây điện 500kV, 220kV và 110kV, các đường dây trung thế, hạ thế kết nối với các nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tập trung cải tạo lưới 10kV thành 22kV hoặc 35kV; dầnxóa bỏ các trạm biến áp trung gian, thay thế bằng các trạm 110kV hoặc các xuất tuyến trung áp mới; từng bước ngầm hóa mạng lưới điện trung và hạ thểhiện có; đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho vùng sâu, vùng xa.

(Chi tiết danh mục dự án đầu tư phát triển nguồn điện; trạm biến áp 500kV, 220kV, 110kV tại Phụ lục IV, V kèm theo).

5. Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông

a) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng: Lắp đặt khoảng 230 điểm Wifi công cộng (hoặc công nghệ truy nhập vô tuyến mới) tại các khu vực trung tâm, khu vực công cộng tập trung đông người như: trung tâm thương mại, siêu thị, bến xe, sân bay, nhà ga, công viên, bảo tàng, khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, trường học và bệnh viện.

b) Hạ tầng trạm viễn thông: Phát triển khoảng 110 - 130 trạm viễn thông cố định tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, các khu kinh tế, khu công nghiệp; chuyển đổi hạ tầng các trạm chuyển mạch cố định và xây dựng các trạm viễn thông để lắp đặt các thiết bị truy nhập mạng NGN với tổng số khoảng 400 - 450 trạm; xây dựng mới từ 1.700 - 2.000 vị trí trạm thu, phát sóng thông tin di động, nâng tổng số vị trí trạm BTS toàn tỉnh lên khoảng từ 4.700 - 5.000 trạm.

c) Hạ tầng cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động: Xây dựng thêm từ 1.700 - 2.000 cột ăng ten BTS, nâng tổng số cột ăng ten BTS toàn tỉnh lên 4.700 - 5.000 cột; cải tạo, chuyển đổi 850 - 900 cột ăng ten cồng kềnh loại A2 sang cột ăng ten không cồng kềnh loại A1, nâng số cột loại không cồng kềnh đạt từ 1.650 cột trở lên (chiếm hơn 35%).

d) Mạng cáp viễnthông: Tỷ lệ ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi nộitỉnh, liêntỉnh trên địa bàn toàn tỉnhđạt 35-40%; khu vực đô thị đạt 60-65%; các tuyến đường giao thông quốc lộ, đườngtỉnh, đường huyện đạt 40-45%; ngầm hóa 100% đối với các khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghiệp. Hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang mạng cáp treo viễn thông đối với toàn bộ hạ tầng mạng cáp ngoại vi trên địa bàn tỉnh.

đ) Hạ tầng chuyển đổi số: Phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông tạo nền tảng chuyển đổi số; triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng tới 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước; kết nối các hệ thống mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị; đầu tư, nâng cấp các Trung tâm Dữ liệu, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Đầu tư hạ tầng, triển khai các ứng dụng công nghệ Internet vạn vật, tích hợp cảm biến, công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, môi trường, nông nghiệp, năng lượng, quản lý đô thị, an ninh trật tự...; phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, dịch vụ mạng di động 5G và các công nghệ thế hệ sau.

e) Mạng lưới báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở: Giữ nguyên số lượng 5 cơ quan báo chí hiện có.Ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số vào quản lý và sản xuất nội dung, xây dựng cơ quan báo chí đa phương tiện, kết hợp các loại hình truyền thông, ứng dụng OTT để cung cấp, truyền tải thông tin, hình ảnh, chuyển dần phương thức hoạt động truyền thống sang mô hình tòa soạn hội tụ; hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở.

6. Phương án phát triển hạ tầng thương mại

a) Chợ, trung tâm thương mại

- Đến năm 2025, toàn tỉnh có420 chợ, trong đó có 14 chợ hạng 1, 43 chợ hạng 2, 363 chợ hạng 3.Đếnnăm 2030có 486 chợ, trong đó có14 chợ hạng 1, 44 chợ hạng 2, 428 chợ hạng 3.

- Đến năm 2025, toàn tỉnh cóít nhất 15 trung tâm thương mại (TTTM), trong đó: Đô thị loại I có 07 TTTM; đô thị loạiIII có 02 TTTM; đô thị loại IV có ít nhất 02 TTTM; đô thị loại V có 04 TTTM xây dựng mới; các đô thị loại V khác nghiên cứu bố trí quỹ đất đểthu hút đầu tư giai đoạn sau. Đến năm 2030 có 36 TTTM,trongđó: Đô thị loại Icó ít nhất 10 TTTM; đô thị loại III có ít nhất 08 TTTM; đô thị loại IV có Ít nhất 08 TTTM; đô thị loại V có ít nhất 10 TTTM.

(Chi tiết tại Phụ lục VI, VIIkèm theo).

b) Trung tâm hội nghị, triển lãm: Toàn tỉnh có 02 trung tâm hội chợ, triển lãm, quảng cáo cấp tỉnh; gồm: Giữ nguyên quy hoạch 01 trung tâm hội chợ, triển lãm quảng cáo tỉnh tại phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa. Thu hút đầu tư trung tâm hội chợ, triển lãm, quảng cáo tại khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng có quy mô từ 20 ha đất trở lên.

c) Kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)

- Kho xăng dầu: Đếnnăm 2025, quy hoạch 20 kho (gồm: Giữ nguyên 06 kho đang hoạt động; xây dựng mới 05 kho đãchấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mới 09 kho xăng dầu tại thị xã Bỉm Sơn, các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Thạch Thành, Bá Thước, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn). Đếnnăm 2030, quy hoạch 20 kho (gồm:Giữ nguyên 11 kho xăng dầu đã hình thành và đi vào hoạt động trước năm 2025; thu hút đầu tư mới 09 kho xăng dầu).

- Kho khí dầu mỏ hỏa lỏng: Đến năm 2025, quy hoạch 12 kho (gồm: Đầu tư mới 09 kho tại khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân, Thạch Thành, Bá Thước, Thọ Xuân; quy hoạch 03 kho tại các huyện Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn). Đến năm 2030, giữ nguyên như quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025, thu hút đầu tư 03 kho.

7. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước

a) Phân vùng cấp nước tưới

Chia thành 7 vùng, gồm: Vùng 1 (Thượng nguồn sông Mã, gồm các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Mường Lát và Cẩm Thủy; nguồn nước lấy từ sông Mã); Vùng 2 (Lưu vực sông Bưởi, gồm các huyện: Thạch Thành và Vĩnh Lộc; nguồn nước lấy từ sông Mã và sôngBưởi); Vùng 3 (BắcsôngMã, gồm các huyện: Hà Trung, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thị xã Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hóa; nguồn nước lấy từ sông Lèn, sông Hoạt, sông Báo Văn và sông Mã); Vùng 4 (Nam sông Mã - Bắc sông Chu, gồm các huyện: Yên Định, Ngọc Lặc, Thiệu Hóa; nguồn nước cấp cho khu vực được lấy từ hệ thống sông Cầu Chày và các trạm bơm trên dòng chính sông Mã, sông Chu); Vùng 5 (Lưu vực sông Âm, chủ yếu là huyện Lang Chánh; nguồn nước lấy từ sông Âm và sông Chu); Vùng 6 (Thượng nguồn sông Chu đến Bái Thượng, chủ yếu là huyện Thường Xuân; nguồn nước lấy từ thượng nguồn sông Chu cho đến đập Bái Thượng); Vùng 7 (Nam sông Chu, gồm các huyện: Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn, Thọ Xuân, Như Xuân, Quảng Xương, Như Thanh, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn; nguồn nước lấy từ hệ thống đập Bái Thượng, sông Yên, sông Bạng).

b) Phân vùng tiêu úng

Chia thành 6 vùng, gồm: Vùng 1 (Thượng nguồn sông Mã, gồm các huyện vùng đồi núi cao: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Cầm Thủy, Ngọc Lặc); Vùng 2 (Thượng nguồn sông Chu, gồm huyện Thường Xuân, một phần Như Xuân và huyện Lang Chánh); Vùng 3 (Lưu vực sông Bưởi, gồm các huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc); Vùng 4 (Bắc sông Mã, gồm toàn bộ huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc và một phần huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc và thành phố Thanh Hóa); Vùng 5 (Đồng bằng Nam sông Mã - Bắc sông Chu, gồm huyện Yên Định, một phần các xã phía Bắc huyện Thọ Xuân và phía Bắc huyện Thiệu Hoá); Vùng 6 (Nam sông Chu, gồm một phân các huyện, thị xã Nghi Sơn, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống, Quảng Xương, Triệu Sơn, Đông Sơn, thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn và phần còn lại của huyện Thọ Xuân và huyện Thiệu Hoá).

8. Phương án phát triển mạng lưới cấp nước

a) Phân vùng cấp nước sinh hoạt

- Cấp nước sinh hoạt nông thôn chia thành 2 vùng: Vùng thuộc các huyện miền núi; vùng thuộc các huyện đồng bằng và ven biển.

- Cấp nước đô thị: Thực hiện theo quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã phê duyệt.

b) Phương án phát triển các nhà máy nước liên huyện

- Nhà máy nước Hàm Rồng tại phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa: Cấp nước cho khu vực thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và huyện Đông Sơn.

- Nhà máy nước Mật Sơn tại phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa: Cấp nước cho khu vực thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn.

- Nhà máy nước Quảng Thịnh tại phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa: Cấp nước cho khu vực thành phố Thanh Hóa và huyện Quảng Xương.

- Nhà máy nước Thăng Thọ tại xã Thăng Thọ, huyện Nông Cống: Cấp nước cho khu vực huyện Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.

- Nhà máy nước Hoằng Vinh tại thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa: Cấp nước cho khu vực huyện Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa.

- Nhà máy nước Triệu Sơn tại thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn: cấp nước cho khu vực huyện Triệu Sơn và huyện Nông Cống.

- Nhà máy nước Núi Go (Tân Châu) tại xãTân Châu, huyện Thiệu Hóa: Cấp nước cho khu vực huyện Thiệu Hóa và huyện Đông Sơn.

- Nhà máy nước sạch Nam Nga Sơn tại xã Nga Thắng, huyện Nga Sơn: Cấp nước cho 07 xã phía Nam huyện Nga Sơn và 02 xã thuộc huyện Hậu Lộc.

- Nhà máy nước tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy : Cấp nước cho 02 xã huyện Cẩm Thủy và 01 xã huyện Yên Định.

9. Phương án phát triển các khu xử lý chất thải

a) Khu xử lý chất thải liên huyện gồm 03 khu: (1) Khu xử lý chất thải rắn tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; (2) Khu xử lý chất thải rắn liên huyện tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn; (3) Khu xử lý chất thải rắn liên huyện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

b) Toàn tỉnh bố trí 29 khu xử lý của từng huyện; trong đó, các huyện vùng đồng bằng, ven biển, miền núithấp mỗi huyện 01 khu xử lý bằng công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp (riêng huyện Yên Định có 02 khu xử lý); các huyện miền núi cao (Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát), mỗi huyện có02 khu chôn lấp hợp vệ sinh.

(Chi tiết tại Phụ lục VIII kèm theo).

10. Phương án phát triển hạ tầng xã hội

a) Phương án phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao

- Thiết chế văn hóa: Xây dựng mỗi huyện, thị xã, thành phố một thư viện đạt chuẩn; xây dựng 310 thư viện tuyến xã.Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ cho Thư viện tỉnh, có khả năng hỗ trợ liên thông cho các thư viện cấp huyện, xã.

+ Giai đoạn 2021 - 2025: Xây dựng 01 Cung văn hóa thiếu nhi; nhà Triển lãm văn học nghệ thuật cấp tỉnh; Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh; phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp huyện, 80%, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao; 90% thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa; 80% số thôn (riêng miền núi là 60%) có nhà vănhóa, khu thể thao, được đầu tư trang thiết bị theo tiêu chí, đúng quy định. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ; các di tích quốc gia đặc biệt: Lam Kinh, Hang Con Moong và vùng phụ cận, Bà Triệu; khu di tích lịch sử văn hóa: Hàm Rồng, Lăng Miếu Triệu Tường, Phủ Trịnh,...

+ Giai đoạn 2026 - 2030: Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cấp tỉnh như: Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Công viên văn hóa xứ Thanh. Đầu tư các công trình thiết chế văn hóa tổng hợp đa chức năng tại các huyện, thị xã và khu đô thị, nâng cấp các trung tâm văn hóa huyện. Xây dựng thiết chế văn hóa xã, thôn, bản gắnvới Chươngtrình xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030, 100% các huyện đồng bằng, ven biển và 80% các huyện miền núi có nhà văn hóa thôn. Đầu tư xây dựng các công trình thiết chế ván hóa tổng hợp có 1 đến 3 chức năng (rạp, cụm rạp chiếu phim; rạp hát, nhà triển lãm) tại thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, đô thị NghiSơn, đô thị Ngọc Lặc, khu công nghiệp công nghệ cao gắn với đô thị Lam Sơn - Sao Vàng.

Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cho công nhân tại các khu công nghiệp/cụm công nghiệp/khu kinh tế; trung tâm văn hóa - thể thao cho cộng đồng tại khu vực miền núi phía Tây.

Quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, thiết chế văn hóa, thể thao quy mô cấp vùng (05 trung tâm vùng liên huyện của tỉnh).

Phát triển 13 sân Golf gắn với phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái cao cấp và một số địa điểm khác có điều kiện phù hợp.

- Thiết chế thể thao

+ Giai đoạn 2021 - 2025: Hoàn thành dự án Trung tâm đào tạo bóng đá Thanh Hóa; xây dựng Sân vận động trung tâm 30.000 chỗ ngồi; xây dựng một số công trình thuộc Khu Liên hợp thể dục thể thao tỉnh và 3 Trung tâm thể dục thể thao vùng huyện. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 02/03 công trình thể dục thể thao cơ bản(gồm sân vận động, nhà tập luyện và thi đấu, bể bơi) và các công trình thể thao khác.

+ Giai đoạn 2026 - 2030: Hoàn thành Sân vận động trung tâm 30.000 chỗ ngồi; xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên Thanh Hóa (quy mô Bắc Miền Trung); tiếp tục xây dựng một số công trình thuộc Khu Liên hợp thể dục thể thao tỉnhvà các Trung tâm thể dục thể thao vùng huyện. Mỗi huyện, thị xã, thành phốcó đầy đủ 03/03 công trình thể dục thể thao cơ bản và các công trình thể thao khác.

b) Hạ tầng khoa học và công nghệ: Tập trung xây dựng Trường Đại học Hồng Đức; Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Nông nghiệp Thanh Hóa thành các trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn của khu vực Miền Trung. Khuyến khích phát triển các Phân hiệu Đại học trên địa bàn tỉnh, các cơ sở nghiên cứu ngoài công lập đầu tư và nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, đồng bộ với cơ sở dữliệu quốc gia, tạo nền tảng cho kinh tế số pháttriển.

c) Hạ tầng giáo dục và đào tạo: Đầu tư, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng mạng lưới trường học, phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh có 95% trường tiểu học, 87% trường trung học cơ sở và 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Toàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 có 2.090 trường học, gồm: 771 trường mầm non, 585 trường tiểu học, 98 trường tiểu học và trung học cơ sở, 530 trường trung học cơ sở, 88 trường trung học phổ thông, 10 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, 8 trường tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông.

Ổn định cơ sở giáo dục đại học hiện có, gồm 03 trường đại học trực thuộc tỉnh và 02 phân hiệu của các trường đại học. Khuyến khích xã hội hóa phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo.

d) Hạ tầng y tế: Hiện đại hóa 13 Bệnh viện tuyến tỉnh. Nâng cấp, mở rộng 03 Bệnh viện đa khoa các huyện Hà Trung, Quan Hóa, Thọ Xuân (đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực) thành 03 Bệnh viện đa khoa khu vực. Thành lập thêm một số Trung tâm chuyên sâu như Trung tâm Thận lọc máu, Trung tâm cấp cứu trước viện, Trung tâm tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Thành lập mới Bệnh viện Phân hiệu Đại học Y Hà Nội; đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở Thanh Hóa theo hình thức xã hội hóa,tiếntới hình thành trung tâm y tế tại Thanh Hóa.

Đến năm 2025, hoàn chỉnhviệc xây dựng, nâng cấp, mở rộng các Trung tâm y tế tuyến huyện, thị, thành phố. Duytrì đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến huyện. Tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng và nâng cấp các bệnh viện đa khoa đạt các tiêu chí bệnh viện hạng II, đảm bảo 100% bệnh viện tuyến huyện và các Phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn được đầu tư trang thiết bị y tế theo chuẩn của Bộ Y tế. Nâng cao năng lực cho hoạt động y tế dự phòng, bảo đảm phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.

đ) Hạ tầng lao động, việc làm, người cócông và xã hội:

- Hạ tầng giáo dục nghề nghiệp: Đến năm 2025, toàn tỉnh có 57 cơ sở (gồm: 12 trường cao đẳng, 16 trường trung cấp và 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp). Đến năm 2030 có 56 cơ sở (gồm: 16 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp và 28 trung tâm giáo dục nghề nghiệp).

(Chi tiết tại Phụ lục IX kèm theo).

- Hạ tầng các cơ sở trợ giúp xã hội:

+ Giai đoạn 2021 - 2025, đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô hoạt động của 4 cơ sở trợ giúp xã hội công lập hiện có; giai đoạn 2026 - 2030, phát triển mới 6 cơ sở trợ giúp xã hội công lập.

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất 02 cơ sở cai nghiện ma túy hiện có, gồm: Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 tại xã Hoằng Giang, huyện Nông Cống; Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 tại xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa.

+ Các cơ sở nuôi dưỡng, điềudưỡng người có công với cách mạng: Thực hiện theo Quy hoạch quốc gia được duyệt.

+ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnhThanh Hóa: Giữ nguyên vị trí tại phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa.Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

IV. PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

1. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện: Quy hoạch phân vùng không gian liên huyện của tỉnh thành 5 vùng, gồm:

a) Vùng 1, liên huyện trung tâm, gồm: Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn và các huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa.

b) Vùng 2, gồm: Các huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Thường Xuân.

c) Vùng 3, gồm: Thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

d) Vùng 4, gồm: Thị xã Nghi Sơn và các huyện Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống.

đ) Vùng 5, gồm: Các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.

2. Phương án phát triển:

a) Các trung tâm kinh tế động lực: Phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Trung tâm động lực phía Nam (khu kinh tế Nghi Sơn): Phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểmcủa cả nước; một khu vực phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản, công nghiệp năng lượng,chế biến, chế tạo, dịch vụgắn với khai thác hiệu quả cảng biển Nghi Sơn.

- Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn: Phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa, đưa đô thị du lịch Sầm Sơn thành một trong những trọng điểm du lịch biển của cả nước.

- Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng): Phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành vùng kinh tế động lực mới của tỉnh gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân và Khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành đô thị Lam Sơn - Sao Vàng; phát triển du lịch di sản gắnvới Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Lê Hoàn.

- Trung tâm động lực phía Bắc (Bỉm Sơn - Thạch Thành): Phát triển khu vực Bỉm Sơn, Thạch Thành trởthành trung tâm kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh gắn với khu công nghiệp Bỉm Sơn.

b) Các hành lang kinh tế: Phát triển theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Hành lang kinh tế ven biển: Là hành lang kết nối Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, HảiPhòng, Thái Bình, Nam Định, NinhBình) và tỉnh Nghệ An qua tuyến đường bộ ven biển và quốc lộ 10.

- Hành lang kinh tế Bắc Nam: Là trục trung tâm của tỉnh theo hướng Bắc Nam, giữ vai trò liên kết chính giữa Thanh Hóa với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, thông qua tuyến đường quốc lộ 1A và đường cao tốc Bắc Nam.

- Hành lang kinh tế trung tâm: Là trục trung tâm của cả tỉnh theo hướng Đông - Tây; giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế, đô thị và dịch vụ của cả tỉnh. Kết nối thành phố Sầm Sơn - thành phố Thanh Hóa - huyện Thọ Xuân thông qua Đại lộ Nam sông Mã, Đại lộ Lê Lợi, đường từ thành phố Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân.

- Hành lang kinh tế quốc tế: Là tuyến hành lang kết nốiCảng biển Nghi Sơn - Cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thông qua tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15, quốc lộ 217 và Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo.

- Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh (Xa lộ nông nghiệp): Là trục kết nối Thanh Hóa với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và Nghệ An; đặc biệt là các huyện khu vực trung du và miền núi của tỉnh.

- Hành lang kinh tế Đông Bắc: Là tuyến hành lang kết nối Cảng Lạch Sung - Nga Sơn - Bỉm Sơn - Thạch Thành với các tỉnh phía Bắc thông qua quốc lộ 217B, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh.

3. Phương án phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn

a) Sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Đến năm 2030, quy hoạch, sắp xếp, bố trí 100% hộ dân đang sinh sống trong vùng ảnh hưởng bởi thiên tai và nhữnghộ dân sống rải rác, dân di cư tự do trên địa bàn các huyện miền núi. Rà soát, bố trí các quỹ đấtđể giao đất cho các hộ chưa có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất và các hộ không có đất ở, thiếu đất ở.

b) Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng theo hướng an toàn, bền vững, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung; phát triển nuôi cá lồng trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

Huy động đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin và các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân.

c) Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, y tế, các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡngnâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

4. Phương án tổ chức hệ thống đô thị, tổ chức lãnh thổ nông thôn

a) Phương án phát triển đô thị

- Đến năm 2025, toàn tỉnh có 47 đô thị các loại; trong đó, 01 thành phố là đô thị loại I (Đô thị ThanhHóa: sáp nhập huyện Đông Sơnvào Thanh Hóa); 02đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thị xã BỉmSơn); 01 đô thị loại IV (thị xã Nghi Sơn); 43 đô thị loại V.

- Đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị; trong đó, 01 thành phố là đô thị loại 1 (Đô thị Thanh Hóa); 02 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thành phố Nghi Sơn); 04 đô thị loại IV (huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn; thành lập mới 03 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V.

(Chi tiết tại Phụ lục X kèm theo).

b) Phương án tổ chức lãnh thổnông thôn

Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương. Việc sắp xếp, bố trí không gian phát triển nông thôn bảo đảm tiết kiệm quỹ đất, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện vật chất cho người dân, gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nâng cấp mô hình làng, xã, bản, tạo thuận lợitrong sản xuất và có tính lâu dài, tránh các vùng có nguy cơ sạt lở cao, vùng thường xảy ra lũ ống, lũ quét.

5. Phương án tổ chức không gian phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

a) Khu kinh tế: Tập trung phát triển khu kinh tế Nghi Sơn theo Quyết định số1699/QĐ-TTgngày 07 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Giai đoạn sau năm 2030, phát triển cửa khẩu quốc tế Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo.

b) Các khu công nghiệp

- Tiếp tục thực hiện 8 khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 1.424,2 ha, gồm: (1) Khu công nghiệp Lễ Môn; (2) Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga; (3) Khu công nghiệp BỉmSơn; (4) Khu công nghiệp - đô thị Hoàng Long; (5) Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; (6) Khu công nghiệp Thạch Quảng, huyện Thạch Thành; (7) Khu công nghiệp Ngọc Lặc; (8) Khu công nghiệp Bãi Trành, huyện Như Xuân.

- Phát triển mới 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.281,5 ha, gồm: (1) Khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hóa; (2) Khu công nghiệp Phú Quý, huyện Hoằng Hóa; (3) Khu công nghiệp Bắc HoằngHóa, huyệnHoằng Hóa; (4). Khu công nghiệp Hà Long, huyện Hà Trung; (5) Khu công nghiệp Lưu Bình, huyện Quảng Xương; (6) Khu công nghiệp Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống; (7) Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa; (8) Khu công nghiệp Nga Tân, huyện Nga Sơn; (9) Khu công nghiệp Đa Lộc, huyện Hậu Lộc.

Sau năm 2030 phát triển mới thêm 02 khu công nghiệp với diện tích 872 ha, gồm: (1) Khu công nghiệp Phong Ninh, huyện Yên Định; (2) Khu công nghiệp Hà Lĩnh, huyện Hà Trung.

(Chi tiết tại Phụ lục XI kèm theo).

c) Phương án phát triển cụm công nghiệp: Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha. Giai đoạn sau năm 2030, gồm 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục XIIkèm theo).

6. Phương án tổ chức không gian phát triển thương mại, dịch vụ

Phát triển các trung tâm thương mại tại khu vực đô thị, thị trấn, trung tâm xã, trên cơ sở đảmbảo phù hợp với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn. Phát triển dịch vụ logistics tại khu kinh tế Nghi Sơn, khu vực phía Tây thành phố Thanh Hoá, khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Phát triển các khu du lịch nghi dưỡng, khu đô thị sinh thái cao cấp và một số địa điểm khác có điều kiện phù hợp.

7. Phân bố không gian phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

a) Các vùng sản xuất nông nghiệp

- Vùng sản xuất lúa tập trung: Tập trung phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao tại các huyện Yên Định, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Nông Cống, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn. Vùng sản xuất lúa giống tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Nông Cống, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa.

- Các vùng nguyên liệu cây công nghiệp: Mía thâm canh tập trung chủ yếu ở các huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Lang Chánh, Yên Định, Nông Cống, Triệu Sơn. Vùng nguyên liệu sắn tại các huyện Như Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Mường Lát, Thọ Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hà Trung. Vùng nguyên liệu cây gai xanh tại các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Triệu Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Hà Trung, Hoằng Hóa...

- Vùng trồng cây ăn quả bố trí tập trung ở một số huyện như Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch Thành, Bá Thước, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân...

b) Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung

- Vùng chăn nuôi lợn hướng nạc: Tập trung tại các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Như Thanh, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định, thị xã Nghi Sơn...

- Vùng chăn nuôi bò sữa: Tập trung tại các huyện Yên Định, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Nông Cống, Như Thanh, Triệu Sơn, Như Xuân...

- Vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao: Tập trung ở các huyện Bá Thước, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Như Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Thạch Thành, Triệu Sơn và tiến tới phát triển ở hầu hết các huyện trung du, miền núi và một số huyện đồng bằng.

c) Phát triển vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung

- Phát triển rừng gỗlớn: Tập trung chủ yếu tại các huyện Mường Lát, Thường Xuân, Quan Sơn, Như Xuân, QuanHóa, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc.

- Vùng khai thác dược liệu dưới tán rừng: Tập trung tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân.

- Vùng sản xuất cây dược liệu: Phân bố chủ yếu tại các huyện Thường Xuân, Triệu Sơn, Thạch Thành.

8. Bố trí không gian đảm bảo quốc phòng an ninh

Bố trí các khu quân sự, các điểm đặc biệt ưu tiên cho quốc phòng, các điểm có tầm quan trọng cao ưu tiên cho quốc phòng và đất an ninh để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh.

V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC; KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN; PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

a) Phân vùng môi trường: Theo 03 vùng chính, gồm:

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: (1) Vùng lõi các di sản thiên nhiên (Vườn Quốc gia Bến En, một phần Vườn Quốc gia Cúc Phương trên địa phận Thanh Hóa; khu dự trữ thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên; các khu bảo vệ cảnh quan Đến Bà Triệu, khu Trường Lệ, khu Lam Kinh, khu Hàm Rồng; 02 khu bảo tồn Loài và sinh cảnh: Sến Tam Quy và Nam Động (mở rộng) và các khu bảo tồn thiên nhiên khác); (2) Khu lâm viên tại Khu lịch sử văn hóa Hàm Rồng, Quy hoạch vườn cây thuốc của tỉnh tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa; (3) Khu vực cấp nước sinh hoạt được quy định trong phân vùng chức năng tài nguyên nước của tỉnh Thanh Hóa; (4) Khu dân cư tập trungở đô thị: 30 phường thành phố Thanh Hóa, khu vực 8 phường thuộc thành phố Sầm Sơn và 6 phường thuộc thị xã Bỉm Sơn; (5) Khu vực bảo tồn di sản văn hóa và di tích lịch sử.

- Vùng hạn chế phát thải: (1) Vùng đệm các khu bảo tồn; (2) Vùng ngoại thành thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, các khu vực đô thị loại V trở lên được quy hoạch; trừ các đô thị này được định hướng là khu đô thị phát triển công nghiệp và thuộc khu kinh tế Nghi Sơn mởrộng; (3) Khu vực phát triển du lịch; (4) Khu vực rừng ngập mặn, rừng tự nhiên trên núi đá vôi và rừng tự nhiên trên núi đất; (5) Hành lang bảo vệ tài nguyên nước khu vực thượng lưu các hệ thống sông lớn (khu vực bảo vệ nguồn nước để cấp nước sinh hoạt).

- Vùng môi trường khác: Các vùng còn lại trên địa bàn tỉnh không thuộc danh mục liệt kê tại mục trên.

(Chi tiết tại Phụ lục XIII kèm theo).

b) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của tỉnh; xây dựng và nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học củatỉnh.

- Hoàn thiện quy hoạch và đưa vào hoạt động hệ thống các khu bảo tồn hiện có gồm: Vườn Quốc gia Bến En, một phần Vườn Quốc gia Cúc Phương trên địa phận Thanh Hóa; các khu bảo tồn cấp tỉnh gồm khu dự trữ thiên nhiên Pù Luông, PùHu, Xuân Liên; các khu bảo vệ cảnh quan: Đền Bà Triệu, khu Trường Lệ, khu Lam Kinh, khu Hàm Rồng; 02 khu bảo tồn loài và sinh cảnh: Sến Tam Quy và Nam Động (mở rộng).

- Phát triển và nâng cấp hệ thống Vườn thực vật, trạm cứu hộ tại Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên và quy hoạch 01 khu lâm viên tại Khu lịch sử văn hóa Hàm Rồng; Quy hoạch vườn cây thuốc của tỉnh tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa và tại Vườn Quốc gia, khu bảo tồn Pù Luông, Pù Hu và Xuân Liên.

- Thành lập và đưa vào hoạt động 04 hành lang đa dạng sinh học kết nối giữa các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Vườn Quốc gia Cúc Phương; Pù Luông - Hang Kia - Pà Cò; Xuân Liên - Pù Hoạt và hành lang kết nối hai phân khu của khu bảo tồn Pù Luông.

c) Phương án quan trắc môi trường

- Môi trường nước:

+ Nước mặt: Duy trì 47 vị trí quan trắc hiệncó trên các sông; 07 vị trí quan trắc trên hồ. Đến năm 2030, bổ sung thêm 07 vị trí quan trắc trên sông (khu vực đầu nguồn và khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm).

+ Nước dưới đất: Duy trì32 vị trí quan trắc hiệncó theo 04 khu vực. Đến năm 2030, bổ sung thêm 10 vị trí quan trắc tại các khu vực trọng điểm (các khu công nghiệp; khu chăn nuôi tập trung tại huyện Yên Định, Như Xuân, Hậu Lộc; khu du lịch Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, xã đảo Nghi Sơn).

+ Nước biển ven bờ: Duy trì 03 vị trí quan trắc hiện có dọc bờ biển. Đến năm 2030, bổ sung 05 vị trí quan trắc tại các cửasông (Lạch Bạng, Lạch Hới, Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Ghép); xây dựng 03 trạm quantrắc tự động nước biển ven bờ (cảng nước sâu khu kinh tế Nghi Sơn, Lạch Hới, thành phố Sầm Sơn, Lạch Bạng, thị xã Nghi Sơn).

+ Nước biển ngoài khơi: Duy trì 07 vị trí quan trắc hiện có.

- Môi trường đất: Duy trì30 vị trí quan trắc hiện có theo 03 vùng đất. Đến năm 2030, bổ sung 03 vị trí (ảnh hưởng do khai thác khoáng sản; rừng trồng cây công nghiệp và vùng có nguy cơ gây ô nhiễm tổng hợp như các khu công nghiệp).

- Môi trường không khí - tiếng ồn: Duy trì 50 vị trí quan trắc hiện có. Đến năm 2030, bổ sung 14 vị trí quan trắc tại các nút giao thông lớn, xây dựng 02 trạm quan trắc tự động khí thải tại nút giao thông trên quốc lộ 1A địa phận thành phố Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn; 08 vị trí quan trắc khu dân cư cạnh khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, xây dựng 01 trạm quan trắc tự động khí thải tại khu kinh tế Nghi Sơn; 20 vị trí quan trắc khu dân cư tại trung tâm thành phố Sầm Sơn, thị trấn các huyện còn lại, xây dựng 02 trạm quan trắc tự động khí thải tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn.

- Đa dạng sinh học:

+ Hệ sinh thái thủy vực: Duy trì 20 vị trí quan trắc hiện có trên hệ thống, hồ. Đến năm 2030, bổ sung 13 vị trí quan trắc tại đảo hòn Mê và các hồ thủy điện.

+ Hệ sinh thái rừng: Duy trì 5 vị trí quan trắc hiện có tại rừng ngập mặn Nga Tân, khu bảo tồn Pù Hu, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khu bảo tồn Xuân Liên. Đến năm 2030, bổ sung 03 vị trí quan trắc hệ sinh thái rừng tại khu bảo tồn loài - sinh cảnh Sến Tam Quy, Vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Động.

d) Định hướng bảo vệ và phát triển rừng

- Rừng đặc dụng: Tập trung quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững diện tích rừng đặc dụng hiện có theo hướngbảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái rừng nguyên sinh vàrừnggiàu; nâng cao chất lượng và đa dạng sinh học đối với các diện tích rừng nghèo, rừng trung bình. Đẩy mạnh công tác khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng ở nhữngkhu vực đất trống; quy hoạch hệ thống bảo tồn thiên nhiên để qun lý và bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài sinh vật, nguồn gen.

- Rừng phòng hộ: Ổnđịnh diện tích rừng phòng hộ hiện có, đến năm 2030 rà soát, điều chỉnh rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn sóng, lấn biển và phòng hộ bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng dự án đầu tư bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ởvùng venbiển thích ứng biến đổi khí hậu.

- Rừng sản xuất: Chú trọng xây dựng hình thành các vùng rừng nguyên liệu tập trung thâm canh trồng rừng gỗ lớn, năng suất cao phục vụ chế biến và xuất khẩu; thực hiện, khai thác quản lý hiệu quả các nguồn lợi rừng; hỗ trợ các doanh nghiệp và chủ rừng hình thành các chuỗi trong sản xuất lâm nghiệp; thực hiện các biện pháp lâm sinh để cải tạo phục hồi rừng. Đẩy mạnh trồng mới và trồnglại rừng. Nâng cao năngsuất khai thác các loại gỗ, treluồng, nứa vầu.

2. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

a) Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản: Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnhđã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa; khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên; khu vựcbảo tồn địa chất; khu vực đất do tôn giáo sử dụng; khu vực đất thuộc dự án giao thông; khu vực đất thuộc hành lang an toàn xăng dầu, khí; khu vực đất quy hoạch bãi biển, bờ biển có khả năng khai thác du lịch; khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh.

b) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác

- Tích hợp 200 mỏ (187 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường và 13 mỏ khoáng sản phân tán nhỏ lẻ được Bộ Tài nguyên và Môi trường phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, cấp phép).

- Tích hợp 124 mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường (gồm 116 vị trí mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng; 08 khu vực các tuyến sông cần nạo vét) và 100 vị trí bãi tập kết cát.

- Tích hợp 233 mỏ đất làm vật liệu xây dựng (gồm: 60 mỏ sét làm gạch; 17 mỏ đất làm vật liệu đắp đê; 156 mỏ đất san lấp).

(Chi tiết tại Phụ lục XIVkèm theo).

3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

a) Phân vùng chức năng của nguồn nước: Các nguồn nước phân thành 7 vùng chức năng như sau (phù hợp với quy hoạch thủy lợi tỉnh Thanh Hóa): Vùng I (Thượng nguồn sông Mã); Vùng II (Lưu vực sông Bưởi); Vùng III (Bắc sông Mã); Vùng IV (Nam sông Mã - Bắc sông Chu); Vùng V (Lưu vực sông Âm); Vùng VI (Thượng sông Chu đến Bái Thượng); Vùng VII(Nam sông Chu).

b) Phân bổ tài nguyên nước: Ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng theo thứ tự, đảm bảo: (1) Đủ nước sử dụng cho sinh hoạt cả về số lượng và chất lượng; (2) Dòng chảy tối thiểu cho môi trường đểduy trì hệ sinh thái thủy sinh trên các sông chính của từng khu dùng nước; (3) Yêu cầu nước cho phát triển công nghiệp, ưu tiên các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp đóng gópgiá trị kinh tế lớn cho tỉnh; (4) Cung cấp nước cho ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

c) Bảo vệ tài nguyên nước: Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất; cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm, xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát khai thác và sử dụng tài nguyên nước; duy trì, bảo vệ chất lượng nước tại các đoạn sông chưa bị ô nhiễm; phục hồi, bảo vệ nguồn sinh thủy và các nguồn nước có giá trị bảo tồn; kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất, hạn chế khai thác các tầng chứa nước có nguy cơ xâm nhập mặn, lượng khai thác không vượt qua ngưỡng giới hạn trữ lượng tiềm năng; kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm; tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

d) Phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra: Xây dựng, nâng cấp hệ thống mạng lưới quan trắcđối với nguồn nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ; tăng cường diện tích trồng rừng, đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và nâng cao chất lượng rừng; xây dựng hệ thống cảnh báo dự báo, các công trình phòng, chống lũ quét, lũ lụt ở vùng thượng lưu, hạ lưu các sông, các côngtrình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; chú trọng xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp; lập kế hoạch quản lý rủi ro, kế hoạch phòng chống giảm nhẹ lũ quét, lũ lụt gây ra.

4. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Phân vùng rủi ro thiên tai:

- Khu vực ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới, nước dâng do bão: Có 49 xã, phường thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố venbiển.

- Khu vực miền núi thường xảy ra các loại hình thiên tai lũ ống, lũ quét, sạt lở đất: Có 17 huyện (trong đó có 11 huyện miền núi).

- Khu vực dân cư sinh sống ở bãi sông (trên địa bàn 17 huyện, thị xã, thành phố có đê) chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ, sạt lở bờ sông.

- Khu vực dân cư sinh sống ven sông (nơi không có đê) có nguy cơ ngập lụt khi có lũ: Tập trung chủyếuở vùng thượng lưu sông Mã (các huyện Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hoá), thượng lưu sông Chu (huyện Thọ Xuân), dọc triềnsông Lò, sông Luồng thuộc huyện Quan Sơn.

- Khu vực dân cư sinh sống ởvùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt khi có mưa lớn: Tập trung chủ yếuở các lưu vực sông Yên, sông Bạng thuộc thị xã Nghi Sơn, sông Lèn thuộc huyện Hậu Lộc, sông Mã thuộc huyện Bá Thước, sông Mực thuộc huyện Như Thanh.

b) Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tỉnh; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, cứu trợ cho các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh; ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa phòng, chống thiên tai, nhất là trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ bảohiểmrủi ro thiên tai.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về rủi ro, thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, trọng tâm là Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, tinh gọn, hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ; có cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho người làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

- Đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu của kết cấu hạ tầng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa nước, khu neo đậu tàu thuyền; nâng cao khả năng tiêu thoát nước, hạn chế việc san lập ao, hồ, hệ thống thoát nước nội bộ trong đô thị và khu vực nông thôn. Đầu tư thiết bị bảo đảm việc tiếp nhận, xử lý thông tin về rủi ro, thiên tai; đầu tư hiện đại hóa hệ thống quan trắc, đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động khí tượng thủy văn, hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

- Đầu tư trang thiết bị phù hợp với từng vùng, miền bảo đảm truyền tải thông tin dự báo, cảnh báo các rủi ro, thiên tai được kịp thời, có độ chính xác cao; phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng phòng, chống rủi ro, thiên tai phù hợp với từng vùng, miền.

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp các dịch vụ liên quan đến khí tượng, thủy văn và phòng chống thiên tai; sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính được tài trợ bên ngoài cho tỉnh.

- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong quan trắc, theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành và ứng phó thiên tai. Tập trung ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám trongquantrắc, giám sát, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu theo thời gian thực, ứng dụng vật liệu mới, giải pháp mới trong xây dựng kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai.

- Hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai với các địa phương, đặc biệt là các tỉnh lân cận. Tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của quốc tế trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai

- Hệ thống sông Mã: Giữ nguyên các tuyến đê hiện có; bổ sung xây dựng mới đê hữu sông Mã đoạn từ Quý Lộc - Yên Lâm, đê tả sông Lèn xã Nga Bạch và đêĐông sông Cung. Điều chỉnh xây dựng mới tuyến đê tả sông Mã thay thế cho tuyến đê tả sông Mã hiệncó từ K60+150-K65; xây dựng mới đê tả, hữu sông Càn qua khu vực Hoàng Cương (xã Nga Thiện và xã Nga Điền, huyện Nga Sơn).

- Hệ thống sông Yên, sông Bạng: Giữnguyên các tuyến đê hiệncó; bổ sung xây dựng mới các tuyến đê tả sông Thị Long, huyện Nông Cống; tả, hữu sông Tuần Cung để dẫn lũ ra sông Bạng; tuyến đê suối Bột Dột, Khe Lườn, Cầu Ban - Thăng Bình phục vụ tiêu úng và chống lũ cho vùng III, huyện Nông Cống.

- Hệ thống đê biển: Giữ nguyên các tuyến đê biển hiện có; bổ sung xây dựng mới các tuyến đê: Đê biển Nga Sơn giai đoạn II; đê, kè biển xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương; điều chỉnh xây dựng mới tuyến đê, kè biển xã HoằngTrường thay thế cho tuyến đê biển xãHoằng Trường hiện có. Ngoài ra, xây dựng tuyến đường giao thông ven biển từ khu vực Cảng Cá (cửa Hới) đi dọc bờ biển về hướng Bắc đến đấu nối với đê biển HoằngPhụ hiện có.

VI. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ, KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI

1. Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất

Đến năm 2030, tổngdiện tích tự nhiên 1.111.471,36 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 894.325,36 ha; đất phi nông là 202.990,00 ha; đất chưa sử dụng là 14.156,00 ha.

2. Phương án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thời kỳ 2021 - 2030

Thực hiện thu hồi 27.240,04 ha đất nông nghiệp, 4.288,24 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển mục đích sử dụng 30.964,10 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 14.626,59 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 1.191,14 ha. Tổng diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng mục đích nông nghiệp là 8.327,13 ha; tổng diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng mục đích phi nông nghiệp là 1.176,44 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục XV kèm theo).

VII. DANH MỤC DỰ ÁN CỦA TỈNH VÀ THỨ TỰ ƯU TIÊN THỰC HIỆN

(Chi tiết tại Phụ lục XVI kèm theo).

VIII. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Các giải pháp huy động vốn

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa, các công trình cấp bách. Khai thác có hiệu quả các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Xã hội hóa, đa dạng các hình thức đầu tư nhằm huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốncủa các thành phần kinh tế. Tăngcường huy động vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nâng cao thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI),Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); tổ chức thực hiện tốt Bộ chỉ sốđánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (DDCI). Tăng cường cung cấp các dịch vụ công trựctuyếnmức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và các trang thông tin điệntử của các sở, ban ngành cấp tỉnh.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi do Trung ương ban hành; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng thông thoáng, đúngquy định, hấp dẫn các nhà đầu tưđể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác với các địa phương đãký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phương khác. Xây dựng các chương trình hợp tác song phương và đa phương; đề xuất xây dựng chương trình hợp tác giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phíaBắc (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và vùng Bắc Trung Bộ.

3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đào tạo, dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, dạy nghề; áp dụng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo của tỉnh với các cơ sở trong và ngoài nước trong đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nghề trọng điểm.

4. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản. Tăng chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, tập trung giải quyết vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ bảo vệ môi trường; tăng cường tìm kiếm, vận động các nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài hỗ trợ cho các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường.

5. Giải pháp về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Phát triển hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ của tỉnh theo hướng hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, thiết bị Thanh Hóa. Đầu tư nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Trung tâm Thông tin ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ Thanh Hóa. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp về khoa học và công nghệ

Phối hợp, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu đầu ngành trong nước và quốc tế để thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột phá. Hỗ trợ các dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối và sử dụng dịch vụ ở các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; thu hút cố vấn, chuyên gia, nhà đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có uy tín ởtrong nước, nước ngoài hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

6. Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

Kịp thời công bố, công khai, kế hoạch triển khai thực hiện các quy hoạch. Rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch; kịp thời phát hiện các vướng mắc để tổng hợp nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch. Xây dựng lộ trình thích hợp để mởrộng ranh giới các đô thị, nâng hạng đô thị, sau khi đã tiến hành xây dựng, nâng cấp chất lượng hạ tầng đô thị tại các khu ở nông thôngiápcận với ranh giới đô thị. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệthống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại, tập trung thống nhất mang tính tích hợp. Thực hiện nghiêm túc công khai, minh bạch công tác giao đất, cho thuê đất; tiếp tục hoàn thiện hệ thống các công cụ tài chính kinh tế, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.

IX. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

Chi tiết danh mục bản đồ Quy hoạch tỉnhThanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Phụ lục XVII.

Điều 2.

1.Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phê duyệt tại Quyết định này là căn cứ để triển khai lập các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

b) Rà soát, hoàn thiện đầy đủ hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu, hồ sơ Quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật và phù hợp với nội dung Quyết định phê duyệt quy hoạch.

c) Xây dựng, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá; tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; tổ chức đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch.

d) Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, bảo đảm nguồn lực tài chính, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triểnnguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh.

đ) Tổ chức rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh đảm bảothống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng đã được cấp có thẩm quyềnquyết định hoặc phê duyệt theo quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội.

e) Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực thì báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho đầu tư sớm hơn.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4. Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn phải phù hợp với các nội dung quy định tại Điều 1 Quyết định này, hồ sơ Quy hoạch tỉnhkèm theo, phù hợp với quy hoạch khác có liên quan, đảm bảo thực hiện đầy đủ,đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Trong quá trình triển khai các dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy mô, công suất dự án, phân kỳ đầu tư dự án, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn và theo đúng các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 3.Các bộ, ngành liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá trong quá trình thực hiện Quy hoạch; trường hợp cần thiết, phối hợp với tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

Điều 5.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHĐP (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH HIỆN TẠI TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Số hiệu

Tên đường

Hiện trạng (cấp kỹ thuật)

Quy mô quy hoạch (cấp kỹ thuật)

1

501

Trường Thi - Hàm Rồng

Đô thị

Chuyển thành đường đô thị

2

502

Đình Hương - Giàng - Thiệu Đô

IV, VI

III

Kéo dài đến ĐT.515

III

3

503

Quốc lộ 47 - Cảng Thanh Hóa

IV

Chuyển thành đường đô thị

4

504

Quảng Bình - Quảng Yên

IV, VI

III

Kéo dài 504

III

5

505

Chuối - Thanh Tân

V, VI

III

6

505B

Thăng Long - Xuân Thái - đường Nghi Sơn - Bãi Trành

V, VI

III

7

506

Đường từ CHK Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn

III

Nâng lên thành quốc lộ 47B

8

506B

TT Thiệu Hóa - Xuân Vinh - Xuân Lam

V, VI

III

Kéo dài đến ĐT.516C

III

9

506C

Yên Phong - Cầu Bụt

VI

III

10

506D

Thọ Minh - Kiên Thọ

V

III

11

506E

Xuân Thiên - Ngọc Phụng

VI

IV

12

508

Hà Ninh - Ngã Ba Hạnh

V

Nâng lên quốc lộ (Kéo dài QL217)

13

508B

Yến Sơn - Hà Sơn - Vĩnh Hùng

VI

III

14

509

Nghĩa Trang - Chợ Phủ

V

III

15

510

Hoằng Long - Hoằng Đại - Ngã Tư Goòng - Chợ Vực

III, IV, V, VI

III; đoạn qua đô thị theo QHĐT

16

510B

Hoằng Trường - Hoằng Phụ

III, IV, V

III

17

511

Ngã Ba Môi - Núi Chẹt

III, IV

III

18

512

Tân Dân - Chuồng -Vạn Thiện - Tượng Sơn

V

III

19

513

Cầu Hổ - Nghi Sơn

III

Chuyển thành đường đô thị, 8-12 làn xe

20

514

Cầu Thiều - Thượng Ninh

III, V, VI

III

21

514B

Ngã Ba Sim - Xuân Thắng - TT Thường Xuân

V

III

22

515

Ngã Ba Chè - Hạnh Phúc

III, IV, V

III

23

515B

Thiệu Lý - Đông Hoàng

IV

III

Kéo dài đến giao với ĐT.517

III

24

515C

Đu - Thọ Vực - TT Triệu Sơn

V, VI

III

25

516

Kim Tân - Thạch Định - Thạch Quảng

IV

III

26

516B

Kim Tân - Vĩnh Hùng - TT Quán Lào - TT Thống Nhất - Phố Châu

IV, V, VI

III

27

516C

Thiệu Phú - Định Thành - Định Tân

V, VI

III

28

516D

Định Tiến - Yên Hùng

VI

III

29

517

Cầu Trầu - Nưa - Am Tiên

IV

III

30

518

Yên Bái - Ấn Đỗ

IV, V

Chuyển thành quốc lộ

31

518B

Cẩm Sơn - Quý Lộc - Kiểu

V, VI

III

32

518C

Yên Trường - TT Thống Nhất - Xuân Tín

V, VI

III

Kéo dài từ xã Yên Trường đến xã Định Liên, huyện Yên Định

III

33

518D

Cao Thịnh - Quang Trung

VI

III

34

519

TT Thường Xuân - Hón Can

III, IV

III, đường đô thị

35

519B

TT Sao Vàng - Bình Sơn - Luận Thành - Bù Đồn

VI

III

36

520

Sim - TT Bến Sung - Thanh Tân

VI

III

37

520B

Xuân Quỳ - Thanh Quân

IV, VI

III

38

520C

TT Yên Cát - Xuân Khang

III, VI

III

39

520D

TT Yên Cát - Thanh Quân

IV, VI

III

40

521

Vạn Mai - Trung Sơn

IV, VI

III

41

521B

Cành Nàng - Lũng Cao

VI

IV

42

521C

Ban Công - Phú Lệ

V

III

43

521D

TT Mường Lát - Mường Lý

GTNT cấp A

III

44

521E

Tén Tằn - Quang Chiểu - Mường Chanh

VI

III

45

522

Thành Tâm - Thành Long - Vĩnh Hưng - TT Vĩnh Lộc

VI

III

46

522B

Bỉm Sơn - Hà Long - Hà Lĩnh

VI

III

Kéo dài đoạn từ QL217 (Hà Lĩnh) đến Hà Sơn (ĐT.508B)

III

47

523

Hoạt Giang - Kim Tân - Thạch Quảng

IV, VI

III

48

523B

Cẩm Tú - Điền Lư

VI

III

49

523C

Vĩnh Long - Thạch Bình - Cẩm Ngọc

VI

III

50

523D

Ban Công - Lương Nội

VI

III

51

523E

Cẩm Phong - Cẩm Lương - Cẩm Thạch

VI

III

52

524

Cầu Báo Văn - Ngã Tư Sy - Nga Phú

V, VI

III

53

525

Chợ Kho - Minh Thọ - Thăng Thọ - Tượng Văn

V, VI

III

54

526

Đại Lộc - Hoa Lộc - Minh Lộc - Hải Lộc - Đa Lộc

V

III

55

526B

Hậu Lộc - Quán Dốc

IV

III

Kéo dài từ TT Hậu Lộc (QL.10 đến giao ĐT.526 tại Hòa Lộc)

III

56

527

Cầu Hà Lan - QL10

III, IV

III

57

527B

Tứ Thôn - Mộng Giường

V, VI

III

58

527C

TT Hà Trung - Hà Lan

V

III

59

528

Quán Lào - Sét - Dốc Lê

VI

III

60

529

Thanh Tân - Bò Lăn

VI

III

61

530

Lang Chánh - Yên Khương

III, IV, VI

III

62

530B

TT Lang Chánh - Trung Hạ

VI

III

63

530C

Sông Lò - Nam Động

VI

IV

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CÁC TUYẾN ĐƯỜNG LÊN ĐƯỜNG TỈNH CỦA TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 153/QĐ-TTgngày 27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên đường

Hiện trạng (cấp kỹ thuật)

Quy mô quy hoạch (cấp kỹ thuật)

I

Các tuyến đường huyện, đường đô thị lên đường tỉnh

1

Đường Tam Lư - Tam Thanh

GTNT cấp A

IV

2

Nam Tiến - Trung Sơn

GTNT, đường mòn

IV

3

Còng - Hải Thanh

VI

III

4

Tân Phúc - Văn Nho

GTNT cấp A

IV

5

Quang Trung - Thiết Ống

GTNT cấp A

IV

6

Yên Cát - Bãi Trành

VI, GTNT cấp A

IV

7

Tuyến nối đường Thọ Xuân - Nghi Sơn - phía Bắc cầu Ghép QL1A - đường ven biển (đường Minh Khôi - Bắc cầu Ghép)

VI, GTNT cấp A

III

8

Tuyến Công Bình - Công Chính (Nông Cống)

VI

III

9

Tuyến Xuân Thiên - Ngọc Phụng

VI, GTNT cấp A

IV

10

Tuyến Xuân Hòa (QL47C) - Xuân Tín (506B)

VI, GTNT cấp A

IV

11

QL47C - QL47 kéo dài

V, VI

III

12

Tuyến đường từ QL.47B, xã Yên Trường đi đường tỉnh 518C, xã Quý Lộc, huyện Yên Định

III

13

Đường nối từ quốc lộ 45 đi Sầm Sơn (đường Hải Thượng Lãn Ông và đường Voi - Sầm Sơn)

Đường đô thị

Đường phố chính đô thị

14

Đường nối thành phố Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân

III

15

Tuyến đường Vành đai phía tây thành phố Thanh Hóa

III

III

16

Đường tuần tra biên giới

VI

III

17

Đường vào Nhà máy giấy Châu Lộc

V, VI

III

18

Đường giao thông từ quốc lộ 47 đến đường HCM

Đường đô thị

Đường đô thị

19

Đường giao thông từ bản Na Tao xã Pù Nhi đi bản Chai xã Mường Chanh huyện Mường Lát

VI

III

20

Tuyến đường cơ động trong căn cứ hậu phương của tỉnh

GTNT

III

21

Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thanh Hóa

III

22

Tuyến đường từ đầu cầu Hoằng Long, thành phố Thanh Hóa đến đường Nguyễn Du, thành phố Sầm Sơn (Đại lộ Nam sông Mã và đường Trần Nhân Tông)

III

III

23

Tuyến đường nối quốc lộ 217B, quốc lộ 217, quốc lộ 45, quốc lộ 47C và quốc lộ 47

III

24

Tuyến đường nối quốc lộ 45 với quốc lộ 1A và đường bộ ven biển

III

25

Tuyến đường nối thành phố Thanh Hóa với trung tâm huyện Ngọc Lặc

III

26

Tuyến đường Bắc Sông Mã từ Hoằng Hóa đến Thiệu Hóa

III

27

Tuyến đường từ thành phố Thanh Hóa đi các xã Định Công, Định Thành, Định Bình, Định Hòa, huyện Yên Định

III

28

Tuyến đường nối quốc lộ 47C với quốc lộ 1 đoạn từ huyện Nông Cống đến huyện Quảng Xương

III

29

Tuyến đường nối quốc lộ 47 tại Dân Lực, huyện Triệu Sơn với khu du lịch biển Quảng Đại

III

30

Tuyến đường nối Khu du lịch Bến En với Khu di tích Am Tiên

III

31

Tuyến đường nối Khu du lịch Bến En với đường bộ cao tốc và khu du lịch biển Quảng Lợi

III

32

Tuyến đường nối quốc lộ 47 với ĐT.530 (Lương Sơn - Giao Thiện - Giao An)

III

33

Tuyến dường Xuân Du - Vân Sơn đi huyện Đông Sơn (nối ĐT.520 với Quốc lộ 47)

III

34

Đường Phượng Nghi - Thượng Ninh

IV

35

Đường Kẻ Lạn - Thống Nhất - Lãng Trung, xã Thanh Quân

IV

36

Đường Thượng Ninh - Cát Tân

IV

37

Đường Thiệu Khánh - Thiệu Vân - Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa đi Rừng Thông, huyện Đông Sơn

V

III

38

Tuyến đường Minh Sơn - Thành Minh đi Ninh Bình

III

39

Thành Công - Vân Du - Bỉm Sơn

III

40

Thành Mỹ - Thạch Cẩm - Cẩm Thủy

III

41

Đường 4B

VI

III

42

Đường 4C

VI

III

43

Đường nối quốc lộ 217 với quốc lộ 15C (nối huyện Quan Sơn với huyện Quan Hóa)

GTNT cấp B

IV

44

Đường từ quốc lộ 217 đi đồn biên phòng Mường Mìn

GTNT cấp B

IV

45

Đường từ quốc lộ 217 đi xã Điền Thượng đến xã Lập Thành, huyện Ngọc Lặc

GTNT cấp A

IV

46

Đường từ ngã ba cầu Hón Nga, xã Thiết Ống đi cầu Đại Lạn, xã Điền Trung đi huyện Cẩm Thủy

GTNT cấp A

IV

47

Đường thị trấn Ngọc Lặc - Mỹ Tân

VI

IV

48

Đường Thành Mỹ - Thành Yên (Thạch Thành)

VI

III

49

Đường Thạch Quảng - Thạch Tượng - Lương Nội (Bá Thước)

VI

III

50

Đường Nga Nhân - Nga Thiện - Nga An

VI

III

51

Đường Trí Nang - Giao Thiện (Lang Chánh)

VI

III

52

Đường từ QL15 đi Giao Thiện (Lang Chánh)

VI

III

53

Đường Lộc Tân - Phong Lộc (Hậu Lộc)

V, VI

III

54

Đường Mỹ Lộc - Đồng Lộc (Hậu Lộc)

VI

III

55

Đường Quang Trung - Ngọc Trung (Ngọc Lặc)

VI

III

56

Đường Kiên Thọ - Vân Am - Minh Sơn (Ngọc Lặc)

VI

III

57

Đường Ban Công - Cổ Lũng - Hòa Bình

GTNT cấp A

IV

58

Đường Thường Xuân - đi Thanh Xuân - Thanh Lâm - Thanh Hóa đi tỉnh Nghệ An

VI, GTNT cấp A, đường mòn

IV

59

Đường Cẩm Tú - Cẩm Giang - Cẩm Quý - Lương Trung

GTNT cấp A

III

60

Đường Na Mèo - Sơn Thủy (Quan Sơn)

GTNT cấp A

IV

61

Đường Cầu Trắng - Đồng Lợi (Triệu Sơn)

VI

III

62

Đường Thọ Lâm - Xuân Thắng

VI

III

63

Tuyến đường tránh phía Bắc thị trấn Quán Lào

IV

III

64

Bến Tín - Cầu Vàng

VI

IV

65

TT Hồi Xuân - Trung Tiến

VI

IV

66

Đường Hoá Quỳ - Cát Vân

GTNT cấp A

IV

67

Đường từ xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đi xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

GTNT cấp A

IV

68

Đường Bắc Sông Chu, huyện Thiệu Hóa

III

69

Đường Nam Sông Chu, huyện Thiệu Hóa

III

70

Đường nối QL.45, huyện Thiệu Hóa với QL.47, huyện Triệu Sơn

III

71

Đường nối 3 đô thị Giang Quang - thị trấn Thiệu Hóa - Ngọc Vũ

III

72

Đường từ thị trấn Thiệu Hóa đi Thiệu Duy

VI

III

73

Đường Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đi Dân Lực, huyện Triệu Sơn

VI

III

74

Đường Thiệu Quang - Thiệu Giang - Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa đi Định Bình, huyện Yên Định

VI

III

75

Đường Thiệu Châu - Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa đi Bôn, huyện Đông Sơn

VI

III

76

Đường Thiệu Long đi Thiệu Công, Thiệu Thành, Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa

VI

IV

77

Đường Quảng Yên - Đông Xuân - Thiệu Giao

III

78

Đường Vạn Bảo - Yên Hoành

IV

79

Ban Công (Bá Thước) - Na Sài (Hồi Xuân)

GTNT cấp B

IV

80

Tuyến tránh QL47C: Từ ĐT506 (xã Nông Trường) đến nút giao với quốc lộ 47C (Chợ Hào - Thọ Phú)

III

81

Đường Thạch Quảng - Thạch Tượng - Lương Nội - Lũng Niêm - Thành Sơn (Bá Thước)

VI

IV

82

Đường kết nối từ đường tỉnh 521B tại phố Đoàn xã Lũng Niêm đi đường tỉnh 521C tại thôn Báng, xã Thành Sơn

VI

IV

83

Tuyến tránh thị trấn Lang Chánh

IV

84

Tuyến đường Yên Thắng - Tam Văn - Văn Nho

GTNT

IV

85

Tuyến đường Yên Nhân - Giao Thiện - Vân Am

GTNT

IV

86

Đường nối QL47 - QL15 - QL217

III

87

Đường Lam Kinh - Thành Nhà Hồ

III

88

Đường Cửa Đạt - Dốc Cáy

III

89

Đường từ xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân đi xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc

III

90

Đường từ xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc đi huyện Thường Xuân

III

91

Đường từ Xuân Phú, huyện Thọ Xuân đi cầu Tổ rồng, huyện Thường Xuân

III

92

Đường tỉnh 505 kéo dài từ xã Thăng Long đi cầu Thắng Phú xã Tế Nông

III

93

Đường tỉnh 512 kéo dài từ tỉnh lộ 505 xã Công Chính đi ĐT.520 xã Công Bình

III

94

Đường tỉnh 525 kéo dài từ tỉnh lộ 505 xã Thăng Thọ đi xã Thanh Thái huyện Như Thanh

III

95

Tuyến từ Đường tỉnh 506 xã Trường Minh đi Đường tỉnh 525 xã Tượng Văn

III

96

Đường Tây Thanh Hóa - Nghi Sơn

III

97

Tuyến song song với đường tỉnh 520; điểm đầu từ Cán Khê (Đường tỉnh 514) qua các xã Phượng Nghi, Mậu Lâm, Phú Nhuận, thị trấn Bến Sung, Yên Thọ, Yên Lạc; điểm cuối tại Thanh Kỳ

III

98

ĐT từ TT Bến Sung đi Vũ Yên (Nông Cống)

VI

III

99

Đường nối Ngọc Lặc - cửa khẩu Khẹo huyện Thường Xuân

V

III

Các tuyến chuyển từ quốc lộ thành đường địa phương

1

Điều chuyển đoạn Km0+00 - Km3+200 QL.47B hiện trạng thành đường địa phương

V

III

2

Điều chuyển quốc lộ 10 đoạn từ huyện Hậu Lộc (Km211 +400) đến TP Thanh Hóa (Km231 +667) thành đường địa phương sau khi đầu tư xây dựng đoạn quốc lộ 10 kéo dài từ Hậu Lộc đến Quảng Xương

IV

III

PHỤ LỤC III

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 153/QĐ-TTgngày 27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tuyến đường thủy nội địa

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Tổng cộng (I+II)

818,5

I

Trung ương quản lý

249,5

1

Kênh Nga Sơn: Từ ngã Ba Chế Thôn đến Điện Hộ (huyện Nga Sơn, huyện Hà Trung)

27

III

2

Kênh De: Từ ngã Ba Yên Lương đến ngã Ba Trường Xá (huyện Hậu Lộc)

6,5

IV

3

Sông Mã (36 km)

-

Từ ngã Ba Vĩnh Ninh đến ngã Ba Bông (huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc, huyện Yên Định)

19

IV

-

Từ ngã Ba Bông đến cầu Hoàng Long cách 200 m về phía hạ lưu (TP Thanh Hóa, huyện Hoằng Hóa, huyện Thiệu Hóa, huyện Yên Định, huyện Hà Trung)

17

III

4

Sông Tào(=S.Tào + S.Trường) (32 km)

-

Từ Lạch Trường đến ngã Ba Trường Xá (huyện Hoằng Hóa, huyện Hậu Lộc)

8

III

-

Từ ngã Ba Trường Xá đến ngã Ba Hoằng Hà (huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa)

6,5

III

-

Từ ngã Ba Hoằng Hà đến ngã Ba Sông Tào (huyện Hoằng Hóa, huyện Hậu Lộc)

17,5

III

5

Kênh Choán: Từ ngã Ba Hoằng Hà đến ngã Ba Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa)

15

IV

6

Sông Lèn (51 km)

-

Từ cầu Đò Lèn đến ngã Ba Bông (huyện Hà Trung, huyện Vĩnh Lộc)

11

III

-

Từ Cửa Lạch Sung đến cầu Đò Lèn (huyện Nga Sơn, huyện Hậu Lộc, Hà Trung)

40

I

7

Sông Yên (62 km)

-

Từ Cửa Ghép đến Cầu Ghép (huyện Tĩnh Gia, huyện Quảng Xương)

12

II

-

Từ Cầu Ghép đến Cầu Vạy (huyện Tĩnh Gia, huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống)

50

IV

8

Tuyến Lạch Bạng - Đảo Hòn Mê (huyện Tĩnh Gia)

20

I

II

Địa phương quản lý

569

1

Sông Mã: Từ ngã Ba Vĩnh Ninh đến cầu Na Sài (huyện Vĩnh Lộc, huyện Yên Định, huyện Cẩm Thủy, huyện Bá Thước, huyện Quan Hóa)

122

V

2

Sông Bưởi: (Thạch Thành, Vĩnh Lộc) 50,5 km

-

Từ Kim Tân đến Thành Mỹ (huyện Thạch Thành)

25

V

-

Từ Kim Tân đến ngã Ba Vĩnh Ninh (huyện Vĩnh Lộc, huyện Thạch Thành

25,5

IV

3

Sông Chu (57 km)

-

Từ ngã Ba Đầu đến cầu Vạn Hà (huyện Thiệu Hóa)

10

III

-

Từ Cầu Vạn Hà đến Đập Bái Thượng (huyện Thiệu Hóa, huyện Thọ Xuân, huyện Thường Xuân, huyện Ngọc Lặc)

47

IV

4

Sông Cầu Chày: Từ ngã Ba Chầu Chướng đến Cầu Si (huyện Yên Định, huyện Thiệu Hóa)

15,5

V

5

Sông Càn (18 km)

-

Từ phao số 0 đến hạ lưu cầu Sông Càn

7,8

II

-

Từ cầu Sông Càn đến cầu Điền Hộ

10,2

V

6

Sông Nhồi: Từ ngã Ba Bến Ngự đến cầu Vạy (TP Thanh Hóa, huyện Quảng Xương, huyện Đông Sơn, huyện Nông Cống)

25

VI

7

Sông Lục Giang: Từ ngã Ba Nấp đến Âu Đông Tân (TP Thanh Hóa)

7

VI

8

Sông Cầu Quan: Từ ngã Ba Vua Bà đến Chợ Nưa (huyện Nông Cống)

29

VI

9

Sông Chuối: Từ ngã Ba Cây Sơ đến ngã Ba Cầu Vạn Hòa (huyện Nông Cống)

29

V

10

Sông Hoàng: Từ ngã Ba Ngọc Trà đến ngã Ba Sông Hoàng (huyện Quảng Xương)

16

V

11

Lòng hồ sông Mực - vườn QG Bến En (huyện Như Thanh )

36

I

12

Lòng hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân)

43

I

13

Lòng hồ Thủy điện Trung Sơn (huyện Quan Hóa, Mường Lát)

46,5

V

14

Lạch Hới - Đảo Nẹ (huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc)

17

IV

15

Lòng Hồ thủy điện Hồi Xuân (huyện Quan Hóa)

40

V

16

Sông bạng: Từ cảng cá Lạch Bạng đến cầu Hổ (Nghi Sơn)

17,5

III

PHỤ LỤC IV

DỰ KIẾN DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất dự kiến

MW

MWp

I

Điện mặt trời

1

ĐMT Ngọc Lặc

Huyện Ngọc Lặc

45

2

ĐMT Yên Định mở rộng

Huyện Yên Định

30

42

3

ĐMT Đồng Thịnh

Huyện Ngọc Lặc

44

4

ĐMT Cẩm Thủy

Huyện Cẩm Thủy

48

5

ĐMT Công Chính

Huyện Nông Cống

50

6

ĐMT Yên Lạc

Huyện Như Thanh

40

7

ĐMT Cao Ngọc

Huyện Ngọc Lặc

40

8

ĐMT Lam Sơn

Huyện Ngọc Lặc

200

9

ĐMT Yên Định 1

Huyện Yên Định

48

10

ĐMT Yên Định 2

Huyện Yên Định

49,8

11

ĐMT Long Sơn - Thanh Hoá

Thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung

150

II

Điện gió

1

Điện gió Bắc Phương - Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn

100

2

Điện gió Hải Lâm

Thị xã Nghi Sơn

49,5

3

Điện gió Thanh Phú

Thị xã Nghi Sơn

49,5

4

Điện gió Thái Hải Hùng

Huyện Quảng Xương

500

5

Nhà máy điện gió Nga Sơn

Huyện Nga Sơn

50

6

Nhà máy điện gió Mường Lát

Huyện Mường Lát

500

III

Thủy điện

1

Thủy điện Hồi Xuân

Huyện Quan Hóa

102

2

Thủy điện Cẩm Thủy 2

Huyện Cẩm Thủy

32

3

Thủy điện Cẩm Hoàng

Huyện Cẩm Thủy

16

4

Thủy điện Xuân Khao

Huyện Thường Xuân

7,5

5

Thủy điện Sơn Lư

Huyện Quan Sơn

7

6

Thủy điện Tam Thanh

Huyện Quan Sơn

7

7

Thủy điện Bản Khả

Huyện Quan Sơn

7

8

Thủy điện Mường Mìn

Huyện Quan Sơn

13

9

Thủy điện Sơn Điện

Huyện Quan Sơn

13

10

Thủy điện Nam Động 1

Huyện Quan Hóa

12

11

Thủy điện Nam Động 2

Huyện Quan Hóa

12

12

Thủy điện Sông Âm

Huyện Lang Chánh

14

13

Thủy điện Tén Tằn

Huyện Mường Lát

12

14

Thủy điện Mường Lát

Huyện Mường Lát

30

IV

Năng lượng khác

1

Trung tâm Điện - Khí LNG Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn

9.600

2

Trung tâm Điện - Khí LNG Thanh Hoá

Thị xã Nghi Sơn

9.600

3

Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư xi măng Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn

20

4

Tận dụng nhiệt khí thải để phát điện - Vicem Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn

14

V

Điện sinh khối

1

ĐSK Như Thanh

Huyện Như Thanh

10

2

ĐSK Cẩm Thủy

Huyện Cẩm Thủy

20

3

ĐSK Thanh Hoá 1

Huyện Bá Thước

50

4

ĐSK Thanh Hoá 2

Huyện Ngọc Lặc

60

5

ĐSK Cẩm Sơn

Huyện Cẩm Thủy

6

VI

Điện rác

1

Điện rác Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân

12

2

Điện rác Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn

20

3

Điện rác Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn

18

Ghi chú:Việc đầu tư các dự án phát triển nguồn điện trên địa bàn căn cứ vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

PHỤ LỤC V

DỰ KIẾN DANH MỤC TRẠM BIẾN ÁP 500KV, 220KV, 110KV TỈNH THANH HÓA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số153/QĐ-TTg ngày27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

I

Trạm biến áp 500KV

1

Trạm biến áp 500KV Thanh Hoá cải tạo nâng công suất máy biến áp tổng công suất 1800MVA

2

Trạm biến áp 500KV Nghi Sơn cải tạo nâng công suất máy biến áp tổng công suất 1800MVA

II

Trạm biến áp 220KV

1

Cải tạo nâng quy mô công suất máy biến áp AT2 của trạm biến áp 220KV Bỉm Sơn từ 125MVA thành 250MVA

2

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV KKT Nghi Sơn công suất 3x 250MVA

3

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV Sầm Sơn công suất 250MVA

4

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV Hậu Lộc công suất 250MVA

5

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV Gang thép Nghi Sơn công suất 2x250MVA

6

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV ĐG Thái Hải Hùng công suất 280MVA

7

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV NMĐG Mường Lát công suất 125MVA

8

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV TĐ Mường Lát công suất 60MVA + đường dây 220kV mạch đơn TĐ Mường Lát - TĐ Trung Sơn, chiều dài khoảng 35 km

9

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV Đồng Vàng công suất 2x250MVA

10

Xây dựng mới trạm biến áp 220KV Tĩnh Gia công suất 3x250MVA

III

Trạm biến áp 110KV

1

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Sầm Sơn (thay máy biến áp T1 công suất 40MVA-110/35/22 thành 63MVA 110/35/22)

2

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Tây Thành phố từ công suất 2x40MVA- 110/35/22 thành 2x 63MVA 110/35/22

3

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Quảng Xương từ công suất 2x40MVA- 110/35/22 thành 2x 63MVA 110/35/22

4

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Sầm Sơn 2 công suất 2x 63MVA-110/35/22

5

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Nam Thành phố công suất (1x40+1x63) MVA- 110/35/22

6

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Bắc Thành phố công suất 2x 63MVA-110/35/22

7

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV NC Sầm Sơn công suất 2x 63MVA-110/35/22

8

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Thành phố Thanh Hoá 2 công suất 2x 63MVA- 110/35/22

9

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Sầm Sơn 3 công suất 1x 63MVA-110/35/22

10

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐTM TP Thanh Hoá công suất 1x 63MVA-22/110

11

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Quảng Xương 2 công suất 2x 63MVA-110/35/22

12

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN phía Tây thành phố công suất 3x 63MVA- 110/35/22

13

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Lưu Bình công suất 3x 63MVA-110/35/22

14

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Lễ Môn công suất 1x 63MVA-110/22

15

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Đình Hương công suất 2x 63MVA-110/22

16

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Sun beauty công suất 2x 63MVA-110/22

17

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Tĩnh Gia (thay máy biến áp T1 công suất 40MVA-110/35/22 thành 63MVA 110/35/22)

18

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Tĩnh Gia 2 (lắp thêm máy biến áp T2 công suất 40MVA-110/35/22)

19

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Bãi Trành (lắp thêm máy biến áp T2 công suất 40MVA-110/35/22)

20

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV XM Nghi Sơn (lắp thêm máy biến áp T3 công suất 20MVA-110/6.3)

21

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Như Thanh công suất 2x40MVA-110/35/22

22

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Tĩnh Gia 3 công suất 2x 63MVA-110/35/22

23

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Nghi Sơn 1 công suất 2x 40MVA-110/35/22

24

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Nghi Sơn 2 công suất 1x 63MVA-110/35/22

25

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV XM Đại Dương công suất 2x 63MVA-110/6.3

26

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Bến En công suất 2x 40MVA-110/35/22

27

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Đồng Vàng 1 công suất 3x 63MVA-110/35

28

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Luyện Kim 2 công suất 5x 63MVA-110/22

29

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Luyện Kim 3 công suất 3x 63MVA-110/22

30

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Tượng Lĩnh công suất 2x 63MVA-110/35/22

31

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐMT Công Chính công suất (1x63+1x40)MVA-22/110

32

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐG Hải Lâm công suất 1x63-22/110

33

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐG Thanh Phú công suất 1x63-22/110

34

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Bãi Trành công suất 2x 63MVA-110/35/22

35

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV NMĐR Nghi Sơn công suất 1x25 -110/22

36

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Đồng Vàng 2 công suất 4x 63MVA-110/35

37

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN số 17 công suất 4x 63MVA-110/35/22

38

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV thép DST Nghi Sơn công suất 3x 63MVA-110/35

39

Cải tạo nâng công suất biến áp 110KV Ferocrom từ công suất (2x16,5+10+6,3)MVA- 110/10 lên (1x16.5+1x10+2x40)MVA-110/10

40

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Ferrosilicon công suất 1x 63MVA-110/22

41

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Hà Trung (nâng cấp máy biến áp T2 công suất 40MVA-110/35/22 thành 63MVA-110/35/22)

42

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Bỉm Sơn (nâng cấp máy biến áp T1 công suất 25MVA-110/35/22 thành 63MVA-110/35/22)

43

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV KCN Hoàng Long (lắp thêm máy biến áp T2 công suất 63MVA-110/35/22)

44

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Nga Sơn công suất (2x 40+1x63 )MVA-110/35/22

45

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Hậu lộc 2 công suất (1x 40+1x63)MVA-110/35/22

46

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Hoằng Hoá 2 công suất (1x 40+1x63)MVA-110/35/22

47

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Nga Sơn 2 công suất 1x63MVA-110/35/22

48

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Phú Quý công suất 3x63MVA-110/35/22

49

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Bỉm Sơn 1 công suất 3x63MVA-110/35/22

50

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV XM Long Sơn 2 công suất 2x31,5MVA-110/6

51

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV TNXM Long Sơn công suất 2x31,5MVA-110/6

52

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV nhà máy XLRTSH công suất 2x12,5MVA-10,5/110

53

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Bỉm Sơn 2 công suất 1x63MVA-110/35/22

54

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Điện rác Bỉm Sơn công suất 2x25MVA-10,5/110

55

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV lốp COFO công suất 1x25MVA-110/22

56

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Thiệu Hoá công suất 2x63MVA-110/35/22

57

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Hà Long công suất 4x63MVA-110/35/22

58

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Nga Tân công suất 3x63MVA-110/35/22

59

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Đa Lộc công suất 2x63MVA-110/35/22

60

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Hà Lĩnh công suất 4x63MVA-110/35/22

61

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Bỉm Sơn 2 (nam khu A) công suất 2x63MVA- 110/35/22

62

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Bỉm Sơn 3 (bắc khu A) công suất 2x63MVA- 110/35/22

63

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Hà Trung 2 công suất 2x63MVA-110/35/22

64

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Bắc Hoằng Hoá công suất 2x40MVA-110/35/22

65

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN 19 công suất 2x63MVA-110/35/22

66

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN 20, 21, 22 công suất 4x63MVA-110/35/22

67

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Yên Định (nâng cấp máy biến áp T1 công suất 40MVA-110/35/22 thành 63MVA-110/35/22)

68

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Thọ Xuân (nâng cấp máy biến áp T1 công suất 25MVA-110/35/22 thành 40MVA-110/35/22)

69

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Đông Sơn công suất 2x63MVA-110/35/22

70

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Thiệu Hoá công suất 2x40MVA-110/35/22

71

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Lam Sơn 1 công suất 2x63MVA-110/35/22

72

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Thường Xuân công suất 2x40MVA-110/35/22

73

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Thọ Xuân 2 công suất 2x40MVA-110/35/22

74

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Lam Sơn 2 công suất 2x63MVA-110/35/22

75

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Vĩnh Lộc công suất (1x40+1x63)MVA-110/35/22

76

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Yên Định 2 công suất 1x63MVA-110/35/22

77

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Yên Định 3 công suất 2x63MVA-110/35/22

78

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Triệu Sơn 2 công suất 1x63MVA-110/35/22

79

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Yên Định công suất 2x63MVA-110/35/22

80

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐTM Yên Định mở rộng công suất 1x40MVA-22/110

81

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐTM Yên Định 1 và 2 công suất 2x63MVA-22/110

82

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐTM Yên Lạc công suất 1x40MVA-22/110

83

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Bá Thước (nâng cấp máy biến áp T1 công suất 25MVA-110/35/22 thành 40MVA-110/35/22)

84

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Ngọc Lặc (nâng cấp máy biến áp T1 công suất 25MVA-110/35/22 thành 40MVA-110/35/22)

85

Cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 KV Cẩm Thủy (nâng cấp máy biến áp T1 công suất 40MVA-110/35/22 thành 63MVA-110/35/22, lắp thêm máy biến áp T2 công suất 40MVA-110/35/22)

86

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Thạch Thành công suất 2x40MVA-110/35/22

87

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Quan Hoá công suất (1x25+1x40)MVA-110/35/22

88

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Ngọc Lặc 2 công suất 2x40MVA-110/35/22

89

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Quan Sơn công suất 1x25MVA-110/22

90

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Thạch Thành 2 công suất 1x40MVA-110/35/22

91

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV NC Ngọc Lặc công suất 1x40MVA-110/35/22

92

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV TĐ Cẩm Thủy 2 công suất 1x25MVA-110/22

93

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV Lang Chánh công suất 1x40MVA-110/35/22

94

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐMT Ngọc Lặc công suất 1x63MVA-22/110

95

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐMT Đồng Thịnh công suất 2x25MVA-22/110

96

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐMT Cẩm Thủy công suất 1x50MVA-22/110

97

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐMT Cao Ngọc công suất 1x40MVA-22/110

98

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐMT Lam Sơn công suất 1x63MVA-22/110

99

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV ĐSK Cẩm Thủy công suất 1x25MVA-22/110

100

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV KCN Thạch Quảng công suất 2x63MVA-110/35/22

101

Xây dựng mới trạm biến áp 110KV TL-TĐ Cẩm Hoàng công suất 1x25MVA 110/10 + đường dây 110KV mạch kép đấu nối TL-TĐ Cẩm Hoàng chuyển tiếp trên đường dây 110KV TBA 110kV Cẩm Thủy - TBA 220KV Bỉm Sơn, chiều dài khoảng 4km

Ghi chú:Việc đầu tư xây dựng các trạm biến áp,đường dây 500KV, 220KV phải căn cứ vào Quyhoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

PHỤ LỤC VI

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số153/QĐ-TTg ngày27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên chợ

Địa điểm

Hạng chợ

Đến năm 2025

Đến năm 2030

TỔNG TOÀN TỈNH

420

486

I

Thành phố Thanh Hoá

38

44

1

Chợ Trường Thi

Phường Trường Thi

II

II

2

Chợ Ba Bia (Chợ Bến Ngự)

Phường Trường Thi

III

III

3

Chợ Đinh Hương

Phường Đông Thọ

I

I

4

Chợ Đông Thọ

Phường Đông Thọ

II

II

5

Chợ Bắc Cầu Sâng

Phường Nam Ngạn

III

III

6

Chợ Nam Ngạn

Phường Nam Ngạn

III

III

7

Chợ Rau quả

Phường Lam Sơn

II

II

8

Chợ Vườn Hoa

Phường Lam Sơn

I

I

9

Chợ Điện Biên

Phường Điện Biên

I

I

10

Chợ Nam Thành

Phường Đông Vệ

I

I

11

Chợ Tân An - Tân Bình

Phường Đông Vệ

II

II

12

Chợ Đông Vệ

Phường Đông Vệ

III

III

13

Chợ Quảng Hưng

Phường Quảng Hưng

III

III

14

Chợ KCN Lễ Môn

Phường Quảng Hưng

III

III

15

Chợ làng SOS

Phường Quảng Hưng

III

III

16

Chợ Huyện

Xã Long Anh

III

III

17

Chợ Rạm

Xã Long Anh

III

III

18

Chợ Tào

Phường Tào Xuyên

III

III

19

Chợ Chớp

Phường Tào Xuyên

III

III

20

Chợ Quảng Thắng

Phường Quảng Thắng

II

II

21

Chợ Tây Thành

Phường Tân Sơn

I

I

22

Chợ Cầu Đống

Phường An Hưng

III

III

23

Chợ Nấp

Phường An Hưng

III

III

24

Chợ Voi

Phường Quảng Thịnh

III

III

25

Chợ Quảng Thịnh

Phường Quảng Thịnh

III

III

26

Chợ Quán Nam

Phường Quảng Thịnh

III

III

27

Chợ Trung tâm (Chợ Quảng Thành)

Phường Quảng Thành

III

III

28

Chợ Thành Mai

Phường Quảng Thành

III

III

29

Chợ Phú Thọ

Phường Phú Sơn

III

III

30

Chợ Phú Sơn

Phường Phú Sơn

III

III

31

Chợ đầu mối Đông Hương

Phường Đông Hương

I

l

32

Chợ Đông Thành

Phường Đông Sơn

I

I

33

Chợ Đình

Phường Đông Cương

II

II

34

Chợ Giàng

Phường Thiệu Dương

III

III

35

Chợ Vồm

Phường Thiệu Khánh

III

III

36

Chợ Vân Nhưng

Phường Đông Lĩnh

III

III

37

Chợ Môi

Phường Quảng Tâm

II

II

38

Chợ Thiệu Vân

Xã Thiệu Vân

III

III

39

Chợ Ngọc Trạo

Phường Ngọc Trạo

III

40

Chợ Đô thị mới

Phường Đông Hương

III

41

Chợ Đông Hải (Chợ Nguyệt Viên)

Phường Đông Hải

III

42

Chợ Quảng Cát

Xã Quảng Cát

III

43

Chợ Đông Tân

Phường Đông Tân

III

44

Chợ Hoằng Đại

Xã Hoằng Đại

III

II

TP. Sầm Sơn

14

14

1

Chợ Cột Đỏ

Phường Trường Sơn

II

II

2

Chợ Chùa

Phường Quảng Tiến

III

III

3

Chợ Quảng Cư

Phường Quảng Cư

III

III

4

Chợ Mới

Phường Trung Sơn

II

II

5

Chợ Đầu mối Hải sản Cảng Hới

Phường Quảng Tiến

I

I

6

Chợ Quảng Đại

Xã Quảng Đại

III

III

7

Chợ Sông Đơ

Xã Quảng Vinh

III

III

8

Chợ Mới (Chợ Quảng Thọ)

Phường Quảng Thọ

III

III

9

Chợ Quảng Hùng

Xã Quảng Hùng

III

III

10

Chợ Xuân Phương (Chợ Quảng Châu)

Phường Quảng Châu

III

III

11

Chợ Cá (Chợ Quảng Vinh)

Xã Quảng Vinh

III

III

12

Chợ Bắc Sơn

Phường Bắc Sơn

III

III

13

Chợ khu dân cư mới phường Quảng Thọ

Phường Quảng Thọ

III

III

14

Chợ Quảng Minh

Xã Quảng Minh

III

III

III

Thị xã Bỉm Sơn

7

7

1

Chợ Bỉm Sơn

Phường Ngọc Trạo

I

I

2

Chợ Ba Đình

Phường Ba Đình

III

III

3

Chợ 5 tầng

Phường Đông Sơn

III

III

4

Chợ Ruồi

Phường Lam Sơn

III

III

5

Chợ 53

Phường Lam Sơn

III

III

6

Chợ sinh vật cảnh và hoa quả

Phường Bắc Sơn

III

III

7

Chợ Quảng Trung

Phường Quang Trung

III

III

IV

Huyện Thọ Xuân

27

28

1

Chợ Đầu mối huyện Thọ Xuân

Thị trấn Thọ Xuân

II

II

2

Chợ Neo

Xã Bác Lương

III

III

3

Chợ Vực

Xã Xuân Hồng

III

III

4

Chợ Láng

Xã Xuân Trường

III

III

5

Chợ Hương

Xã Thọ Hải

III

III

6

Chợ Đường

Xã Thọ Diên

III

III

7

Chợ Rạng

Xã Xuân Giang

III

III

8

Chợ Thạc

Xã Xuân Lai

III

III

9

Chợ Khu

Xã Trường Xuân

III

III

10

Chợ Sao Vàng

Thị trấn Sao Vàng

II

II

11

Chợ Chủ Nhật

Xã Quảng Phú

III

III

12

Chợ Cham

Thị trấn Lam Sơn

III

III

13

Chợ Bái

Xã Xuân Bái

III

III

14

Chợ Mục Sơn

Thị trấn Lam Sơn

II

II

15

Chợ Đầm

Xã Xuân Thiên

III

III

16

Chợ Lược

Xã Thuận Minh

III

III

17

Chợ Đón Châu

Xã Thuận Minh

III

III

18

Chợ Sánh

Xã Thọ Lập

III

III

19

Chợ Đón

Xã Xuân Tín

III

III

20

Chợ Xuân Lập

Xã Xuân Lập

III

III

21

Chợ Dừa

Xã Xuân Phong

III

III

22

Chợ Phủ

Thị trấn Thọ Xuân

III

III

23

Chợ Căng

Xã Xuân Hồng

III

III

24

Chợ Xuân Hưng

Xã Xuân Hưng

III

III

25

Chợ Xuân Tân

Xã Trường Xuân

III

III

26

Chợ Hôm

Xã Xuân Hồng

III

III

27

Chợ Xuân Phú

Xã Xuân Phú

III

28

Chợ Xuân Yên

Xã Phú Xuân

III

III

V

Huyện Đông Sơn

13

15

1

Chợ Đầu mối phía Tây TP. Thanh Hóa

Thị trấn Rừng Thông

I

I

2

Chợ Thị trấn

Thị trấn Rừng Thông

II

II

3

Chợ Đồng Trãi

Xã Đông Ninh

III

III

4

Chợ Cống Chéo

Xã Đông Thịnh

III

III

5

Chợ Mộc Nhuận

Xã Đông Yên

III

III

6

Chợ Hôm

Xã Đông Hòa

III

III

7

Chợ Văn Thắng

Xã Đông Văn

III

III

8

Chợ Đình Vinh

Xã Đông Quang

III

III

9

Chợ Rủn

Xã Đông Khê

III

III

10

Chợ Bôn

Xã Đông Thanh

III

III

11

Chợ Đông Phú

Xã Đông Phú

III

III

12

Chợ Đông Nam

Xã Đông Nam

III

III

13

Chợ Đông Anh

Xã Đông Khê

III

14

Chợ Đông Tiến

Xã Đông Tiến

III

15

Chợ Đông Minh

Xã Đông Minh

III

III

VI

Huyện Nông Cống

22

29

1

Chợ Chùa Thông

Xã Tế Lợi

III

III

2

Chợ Tế Tân

Xã Tế Nông

III

III

3

Chợ Lạc

Xã Tế Nông

III

III

4

Chợ Thượng

Xã Trung Chính

III

III

5

Cầu Quan

Xã Trung Chính

III

III

6

Chợ Chuối

Thị trấn Nông Cống

I

I

7

Chợ Minh Thọ

Thị trấn Nông Cống

III

III

8

Chợ Ga

Xã Tượng Sơn

III

III

9

Chợ Tượng Văn

Xã Tượng Văn

III

III

10

Chợ ga Yên Thái

Xã Hoàng Giang

III

III

11

Chợ Gỗ

Xã Thăng Bình

III

III

12

Chợ Trầu

Xã Công Liêm

III

III

13

Chợ Vạn Thành

Xã Thăng Long

III

III

14

Chợ Ga

Xã Minh Khôi

III

III

15

Chợ Trường Sơn

Xã Trường Sơn

III

III

16

Chợ Đồn

Xã Yên Mỹ

III

III

17

Chợ Mực

Xã Vạn Thắng

III

III

18

Chợ Trường Bông

Xã Tế Thắng

III

III

19

Chợ Chuồng

Xã Công Chính

III

III

20

Chợ Đình

Xã Trường Giang

III

III

21

Chợ Hón

Xã Minh Nghĩa

III

III

22

Chợ Trường Minh

Xã Trường Minh

III

III

23

Chợ Hoàng Sơn

Xã Hoàng Sơn

III

24

Chợ Tượng Lĩnh

Xã Tượng Lĩnh

III

25

Chợ Tân Khang

Xã Tân Khang

III

26

Chợ Đình

Xã Tân Phúc

III

27

Chợ Vạn Thiện

Xã Vạn Thiện

III

28

Chợ Tân Thọ

Xã Tân Thọ

III

29

Chợ Vạn Hòa

Xã Vạn Hòa

III

VII

Huyện Triệu Sơn

18

34

1

Chợ Quán Chua

Xã Thọ Vực

III

III

2

Chợ Giắt

Thị trấn Triệu Sơn

I

I

3

Chợ Dân Lực

Xã Dân Lực

III

III

4

Chợ Gốm

Xã Đồng Tiến

III

III

5

Chợ Cầu Đất

Xã Vân Sơn

III

III

6

Chợ Nưa

Thị trấn Nưa

III

III

7

Chợ Thiều

Xã Dân Lý

III

III

8

Chợ Mốc

Xã Minh Sơn

III

III

9

Chợ Sim

Xã Hợp Thành

III

III

10

Chợ Khuyến Nông

Xã Khuyến Nông

III

III

11

Chợ Nông Trường

Xã Nông Trường

III

III

12

Chợ Đà

Xã Thọ Dân

III

III

13

Chợ Song

Xã Thọ Ngọc

III

III

14

Chợ Thọ Bình

Xã Thọ Bình

III

III

15

Chợ Hào

Xã Thọ Phú

III

III

16

Chợ Cốc

Xã Xuân Lộc

III

III

17

Chợ Thọ Sơn

Xã Thọ Sơn

III

III

18

Chợ Đồng Lợi

Xã Đồng Lợi

III

19

Chợ Đồng Thắng

Xã Đồng Thắng

III

20

Chợ An Nông

Xã An Nông

III

21

Chợ Thái Hòa

Xã Th&aacu